Chủ tịch TP. HCM: Tháo gỡ vướng mắc để công việc của người dân, doanh nghiệp được 'chạy'

Thứ tư, 29/06/2022 13:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhận diện về những tồn tại vướng mắc, TP. HCM tập trung tháo gỡ vướng mắc để công việc của người dân, công việc của doanh nghiệp được “chạy”, đẩy nhanh phục hồi và đạt được quán tính tăng tốc cho 2023, 2024.

Sáng 29/6, UBND TP. HCM tổ chức Hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.

Chủ trì Hội nghị có: ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành uỷ TP. HCM; ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM; bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP. HCM. Ảnh: TTBC

Chủ trì Hội nghị có: ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành uỷ TP. HCM; ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM; bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP. HCM. Ảnh: TTBC

Kinh tế tăng 3,82% 

Báo cáo tại Hội nghị, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cho biết, từ mức giảm sâu ở quý 3, 4 năm 2021 lần lượt là âm 24,97% và âm 11,64%, bước sang năm 2022 kinh tế TP. HCM dần ổn định và phục hồi mạnh mẽ.

Tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng, doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh.

"6 tháng đầu năm 2022, GRDP TP. HCM tăng trưởng 3,82%", bà Mai nói.

Cụ thể, ở lĩnh vực thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm tăng 2,03%, thương mại dịch vụ tăng 4,83%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,77%; công nghiệp xây dựng tăng 2,23%.

Kinh tế TP. HCM đang trên đà phục hồi. Ảnh: Thái Sơn

Kinh tế TP. HCM đang trên đà phục hồi. Ảnh: Thái Sơn

Riêng trong tháng 6, ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ đạt 99.657 tỉ đồng (tăng 41,1%) và 6 tháng đầu năm đạt 556.488 tỉ đồng (tăng 6,2%) so với cùng kỳ 2021.

Theo đại diện Sở KH&ĐT TP. HCM, kết quả tăng trưởng tích cực cho thấy các lĩnh vực, ngành nghề đang từng bước phục hồi tốt, nhất là nhóm ngành thương mại, dịch vụ.

Về thu ngân sách, 6 tháng đầu năm TP. HCM thu hơn 238.648 tỉ đồng, đạt 61,74% dự toán năm và tăng 17,49% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa gần 170.000 tỉ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 68.700 tỉ đồng.

Giải ngân chậm, chỉ đạt 17%

Tuy nhiên, theo bà Mai, bên cạnh những mặt tích cực, TP. HCM cũng tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Đơn cử như do diễn biến khó lường của các xung đột địa chính trị trên thế giới, nhất là xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina làm cho nguy cơ lạm phát tăng, tình hình thị trường nguyên nhiên liệu tăng mạnh trong điều kiện nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước đang tăng cao để triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; kéo theo giá cả một số ngành hàng thiết yếu cũng ảnh hưởng theo giá xăng dầu. Thị trường chứng khoán suy giảm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sửo KHĐT TP. HCM. Ảnh: TTBC

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sửo KHĐT TP. HCM. Ảnh: TTBC

Tốc độ tăng trưởng của 3/4 khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển, như khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,77%; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,23% so với cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,03% so với cùng kỳ.

Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 36,3%; sản xuất đồ uống giảm 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 21,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 16,6%.

Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Năm 2022, TP. được giao hơn 44.000 tỉ đồng vốn đầu tư công nhưng hiện thành phố mới giải ngân được hơn 5.900 tỉ đồng (chỉ đạt 17%).

Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của TP. HCM còn thấp. TP. HCM nằm trong nhóm B, so với năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của TP.HCM đã tụt hạng, hạng 43 với chỉ số 86,05% (năm 2020 xếp hạng 23, chỉ số 84,7%).

Việc triển khai lập quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu. Khả năng hấp thụ vốn của nhiều lĩnh vực còn thấp, chưa đạt kế hoạch theo yêu cầu...

Tập trung tạo đà tăng tốc

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm đã phục hồi nhanh, khá đồng bộ, gần chạm được trạng thái trước dịch.

Khắc phục khó khăn để TP. HCM phát triển trong những năm tiếp theo.

Khắc phục khó khăn để TP. HCM phát triển trong những năm tiếp theo.

Theo ông Mãi, mặc dù UBND TP, các ngành, các cấp, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện đã nỗ lực trong việc tháo gỡ các vướng mắc để làm sao cho hoạt động kinh tế xã hội được thông suốt, dòng vốn được chạy để tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và thu ngân sách.

Tuy nhiên, điểm nghẽn giải quyết thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn lớn nhất ảnh hưởng đến việc hấp thu vốn để giải ngân đầu tư công, hấp thu vốn xã hội (vướng mắc thủ tục hành chính nhiều dự án không chạy được)… không tạo ra công ăn việc làm, không tạo ra giá trị cho nền kinh tế, không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và thu ngân sách.

Chính vì thế, Chủ tịch TP. HCM đề nghị: Hội nghị tập trung nhận định về phục hồi và nhận diện về những tồn tại vướng mắc để từ nay đến cuối năm, từng ngành, từng quận huyện, phường xã tập trung tháo gỡ vướng mắc để công việc của người dân, công việc của doanh nghiệp được “chạy”, đẩy nhanh phục hồi và đạt được quán tính tăng tốc cho 2023, 2024.

"Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, không chỉ là hoàn thành chỉ tiêu năm 2022 đề ra mà còn có nhiệm vụ chuẩn bị nền tảng để tạo đà tốt hơn tăng tốc cho 2023”, ông Mãi nói.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô