Chú trọng liên kết vùng trong nông nghiệp, giúp nông sản thuận lợi "đầu ra"

Thứ ba, 09/11/2021 14:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, cần chú trọng đến việc liên kết vùng, với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nông dân. Các địa phương có cùng điểm tương đồng, đặc điểm ngành hàng với nhau có thể liên kết, thay vì bó hẹp ở từng địa phương.

Doanh nghiệp và nông dân chưa “hiểu” nhau

Phát biểu tại hội trường trong chương trình Kỳ họp thứ 2, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự thẳng thắn nhìn nhận, cầu thị về những hạn chế, thiếu sót trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, đóng góp ý kiến về lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, cần chú trọng đến việc liên kết vùng, với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nông dân. Các địa phương có cùng điểm tương đồng, đặc điểm ngành hàng với nhau có thể liên kết, thay vì bó hẹp ở từng địa phương. Không gian phát triển vùng càng lớn thì quy mô kinh tế sẽ lớn hơn.

“Chính quyền kiến tạo, nông dân thực hành, doanh nghiệp đảm nhận vai trò dẫn dắt, tư vấn sản xuất theo hướng chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ, tăng giá trị kinh tế cao. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch, thích ứng biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giữ gìn hệ sinh thái bền vững mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực lâu dài”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói.

chu trong lien ket vung trong nong nghiep giup nong san thuan loi dau ra hinh 1

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.

Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp cũng cho rằng: Việc lên liên kết vùng ra sao, ai đứng ra liên kết thì vẫn còn bất cập, giá cả nông sản mỗi nơi mỗi khác. Mặt khác, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân hiện nay vẫn còn diễn ra tự phát, chưa có cầu nối từ nhà nước nên “bấp bênh”, hai bên đều “thủ lợi”, chưa thông hiểu nhau.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa chỉ ra rằng: Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hơn 10% diện tích lúa được liên kết, gần 90% còn lại nông dân chật vật tìm đầu ra, thậm chí phải bán tháo để có chi phí trang trải cho mùa vụ. Với nền kinh tế thị trường, việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác, thiếu tin tưởng nhau thì nông nghiệp của chúng ta khó mà lớn mạnh, sẽ đối mặt với rủi ro nhiều hơn khi có sự cố.

“Không phải như ngày xưa nông dân bán cái mình có, mà bây giờ phải bán cái mà thị trường đang cần. Nông dân hiểu điều đó thì nông sản Việt không còn cảnh được mùa mất giá. Ngành ngoại giao, ngành công thương cần tiếp cận thị trường nước ngoài, tư vấn cho nông dân để có nơi tiêu thụ nông sản thường xuyên”, Đại biểu Phạm Văn Hòa trăn trở.

Muốn thay đổi tư duy cho nông dân, cần trải nghiệm thực tế

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, độ phì nhiêu của đất bị cạn kiệt dần, việc chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, hướng tới những giá trị xanh, đòi hỏi phải tối ưu hóa giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác là rất cần thiết. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay cho việc thâm canh tăng vụ để tăng sản lượng lương thực.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, muốn làm được thế, việc thay đổi tư duy cho nông dân cần được trải nghiệm thực tế. Vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông dân thực hành hiệu quả, có sức lan tỏa cao. Tuy nhiên, với diện tích đất nông nghiệp rộng nhất nước, sức lan tỏa đó vẫn chưa là bao, vẫn còn đại bộ phận nông dân canh tác theo truyền thống sản lượng là chính. Trong khi đó, người dân than vãn về giá vật tư nông nghiệp hàng năm đều tăng, mà sản phẩm làm ra lại “không theo kịp”. Cho nên nhà nước giải cứu nông sản là điều khó tránh khỏi.

chu trong lien ket vung trong nong nghiep giup nong san thuan loi dau ra hinh 2

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp trực tiếp ở hội trường.

Một vấn đề cốt lõi nữa, đó là mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Nhiều năm qua, nhà nước quan tâm đến rất nhiều hợp tác xã trên các lĩnh vực, từ tạo điều kiện cấp ngân sách, cho thuê mặt bằng, đào tạo, kiến tạo liên kết doanh nghiệp nông dân, nhưng nhiều hợp tác xã vẫn ì ạch lo vay vốn. Thị trường tiêu thụ, hợp đồng bao tiêu… cho thấy “lối ra” còn vô vàn khó khăn. Sức mạnh mua chung, bán chung, giảm chi phí đầu vào, giảm thất thoát, chia sẻ rủi ro mùa vụ cho xã viên là điều cần cho mỗi hợp tác xã.

Quốc hội Phạm Văn Hòa nhìn nhận: “Xác định mô hình hợp tác xã nông nghiệp là thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, phải xem hợp tác xã là mô hình kinh tế, không thể thiếu của mỗi xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Cho nên các chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước góp phần tạo động lực cho hợp tác xã phát triển sâu rộng. Về vấn đề thương lái trung gian cho việc tiêu thụ nông sản, tôi nghĩ là mắt xích tối ưu, lâu nay ta vẫn nghĩ thương lái chèn ép giá, nhưng thực tế thương lái là khâu tiêu thụ, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông, phân phối hàng hóa - là sứ giả giữa người sản xuất và tiêu thụ. Tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái hoạt động rộng khắp, giúp thương lái có nguồn vốn để thông cũng chính là gián tiếp giúp nông dân tiêu thụ nông sản thuận lợi, giá cả hợp lý, đôi bên đều có lợi”.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức