Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Thứ sáu, 29/03/2024 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI tiếp tục là “điểm sáng” của kinh tế Việt Nam. Tính đến hết ngày 20/3, tổng vốn đăng ký mới của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

chua hoan thien chuoi cung ung viet nam mat nhieu co hoi thu hut fdi hinh 1

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI. (Ảnh: VNN)

Tại Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 vừa diễn ra, nhiều nhà đầu tư đánh giá cao môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Trương Thiệu Cường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thiết bị hiển thị Tomko (Trung Quốc) cho biết, hiện doanh nghiệp đang đầu tư một nhà máy lắp ráp linh kiện tại Việt Nam, đồng thời đang nghiên cứu đầu tư vào một số lĩnh vực logistics, chăm sóc sức khỏe.

Theo ông Trương Thiệu Cường, thế mạnh thu hút đầu tư FDI của Việt Nam đó là chính trị ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện. 

“Việt Nam cũng là điểm đến được nhiều doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, chuỗi sản xuất của Việt Nam hiện nay chưa hoàn thiện, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam”, ông Cường nói.

Trong khi đó, ông Châu Hoàng, đại diện Công ty TNHH Tư vấn DH Việt Nam chia sẻ: Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Bởi nếu chuỗi sản xuất đã hoàn thiện, nhà đầu tư đến Việt Nam họ sẽ sử dụng linh phụ kiện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất, còn nếu chuỗi sản xuất chưa hoàn thiện, họ sẽ phải nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài, không chỉ gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp mà còn không kích thích được sản xuất trong nước phát triển.

Cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn FDI, nhất là dòng vốn đầu tư trong ngành công nghệ cao, Việt Nam cũng cần tập trung đầu tư nguồn nhân lực và hoàn thiện chuỗi cung ứng trong nước. Đặc biệt phải đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài.

chua hoan thien chuoi cung ung viet nam mat nhieu co hoi thu hut fdi hinh 2

Các nhà đầu tư FDI mong muốn Việt Nam đẩy mạnh phát triểm các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng. (Ảnh: PC)

Ông Joseph Uddo, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đang có một vị trí thuận lợi để thu hút các khoản đầu tư lớn khi các công ty đa quốc gia đang tăng cường tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Tuy nhiên, để tối ưu hóa các lợi thế, Việt Nam cần ưu tiên đào tạo lao động và kỹ sư, cấp phép lao động cho kỹ sư nước ngoài để nâng cao trình độ trong nước.

Bên cạnh đó, đại diện Amcham đề nghị Chính phủ cung cấp thêm nhiều khoản hỗ trợ hơn cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ. Bởi vì, tuy là các công ty rất nhỏ lẻ với vốn thấp nhưng lại là một phần thiết yếu trong chuỗi cung ứng của Việt Nam.

“Dựa trên các cơ sở đánh giá hiện tại của các Sở Kế hoạch và Đầu tư (DPI), các nhà đầu tư nhỏ lẻ như vậy thường gặp nhiều bất lợi và chậm trễ trong việc cấp phép và cấp phép. Các công ty này thường là nhà tuyển dụng lao động có tay nghề và chuyên môn cao và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống hỗ trợ mà các nhà sản xuất toàn cầu cần ở Việt Nam”, ông Joseph Uddo nói.

Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ nội địa hóa của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chỉ tăng 10 năm, mức này được coi là chậm và cần phải đẩy nhanh hơn nữa.

Để khuyến khích các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp nước ngoài, JCCI đề nghị Chính phủ Việt Nam phát hiện và phát triển các công ty Việt Nam có năng lực công nghệ, giới thiệu họ với các đơn vị sản xuất nước ngoài và tạo cơ hội kết nối kinh doanh.

Về phía đào tạo lao động, JCCI cho rằng, khi đầu tư tại Việt Nam, các công ty Nhật Bản đều cung cấp chương trình đào tạo nội bộ và đào tạo tại chỗ chuyên sâu và được đánh giá cao về phương diện phát triển nguồn nhân lực. 

Tuy nhiên, sự cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng gay gắt và xu hướng nghỉ việc của nhân tài được đào tạo ngày càng tăng do sức hút của các đối thủ cạnh tranh.

Khi tuyển dụng nhân sự, JCCI mong muốn có những nhân sự có trình độ học vấn cơ bản và được đào tạo về kỹ thuật. Vì vậy, JCCI kỳ vọng các đơn vị công lập về phát triển nguồn nhân lực như trường đại học, trường dạy nghề sẽ tăng cường chức năng và tích cực hợp tác với các công ty Nhật Bản.

“Bằng cách này, chúng tôi kỳ vọng chất lượng và công nghệ của các công ty nội địa của Việt Nam sẽ được cải thiện và sẽ có nhiều công ty tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI hơn”, đại diện JCCI nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô