Chương trình giảm nghèo không còn chính sách “cho không” mà đã chuyển sang hỗ trợ có điều kiện

Thứ hai, 30/10/2023 21:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Chương trình giảm nghèo không còn chính sách “cho không” mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện, kể cả về hỗ trợ sản xuất, nhà ở, sinh kế hay đào tạo nghề.

Tại phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, chiều 30/10, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã phát biểu làm rõ thêm một số nội dung được Đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đồng tình, đánh giá cao với kết quả Đoàn giám sát của Quốc hội về triển khai chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, quá trình giám sát này đã tạo ra bước chuyển biến căn bản, nhất là về nhận thức của các cấp, ngành.

chuong trinh giam ngheo khong con chinh sach cho khong ma da chuyen sang ho tro co dieu kien hinh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Bộ trưởng cho biết, đây là nhiệm kỳ thứ hai triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, khác với nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này các công việc đòi hỏi cao hơn. “Trước đây đã khó, bây giờ khó hơn. Không chỉ giảm nghèo về thu nhập, giảm nghèo đơn thuần mà yêu cầu về đa chiều nhưng cao hơn, toàn diện, bao trùm hơn và cuối cùng là đòi hỏi bền vững”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Phân tích những khó khăn trong quá trình triển khai, Bộ trưởng nêu một số trở ngại trong thời gian qua như: thách thức từ nội tại, sự tác động, ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, tình hình thiên tai, lũ bão, sạt lở... Đặc biệt, những vấn đề này lại tập trung chủ yếu ở những vùng vốn đã khó khăn. “Do đó, đã khó, càng khó hơn, đã nghèo lại bị tác động nhiều hơn”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho rằng, cả hệ thống chính trị đã có sự cố gắng rất lớn vì mục tiêu chung hướng tới giảm nghèo bền vững, nhất là nỗ lực từ các địa phương, sự vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến nay, chỉ tiêu của Quốc hội giao về cơ bản đạt được. Bộ trưởng đánh giá, đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Theo Bộ trưởng, Việt Nam là một điểm sáng về giảm nghèo so với quốc tế khi là nước duy nhất ở châu Á triển khai chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững.

chuong trinh giam ngheo khong con chinh sach cho khong ma da chuyen sang ho tro co dieu kien hinh 2

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung Đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận.

Thông tin làm rõ thêm một số vấn đề mà Đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, hiện nay, trong các chính sách về giảm nghèo không còn chính sách “cho không”, tạo sự ỷ lại.

“Tôi cho rằng, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo và không ai muốn không thoát nghèo. Nhưng chỉ vì chưa thoát nghèo, nếu còn trong danh sách hộ nghèo, ít nhất cũng được hưởng chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Chương trình giảm nghèo không còn chính sách “cho không” mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện, kể cả về hỗ trợ sản xuất, nhà ở, sinh kế hay đào tạo nghề. Gần đây, nhiều địa phương có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, chủ động nhường quyền lợi cho người khác. Qua tiếp xúc cho thấy, người dân cũng rất e ngại khi nhận “danh hiệu” này và cảm thấy băn khoăn, tự mình muốn vươn lên”, Bộ trưởng chia sẻ.

Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đưa ra các tiêu chí để những người này có cuộc sống tốt hơn hoặc không thấp hơn hộ nghèo. 

Về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo theo tinh thần các quyết định và nghị quyết liên quan của Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, chúng ta đang phấn đấu trong nhiệm kỳ này xóa được khoảng 100.000 căn hộ dột nát cho hộ khó khăn, hộ nghèo, với kinh phí 4.000 tỷ đồng. Đối với chương trình này, ngoài sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương đối ứng 10 - 30%, bản thân các hộ nghèo phải chủ động với sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhà hảo tâm để vươn lên, để mỗi căn hộ khi xây mới có kinh phí khoảng 70 triệu đồng, căn hộ sửa chữa kinh phí khoảng 30 triệu đồng.

chuong trinh giam ngheo khong con chinh sach cho khong ma da chuyen sang ho tro co dieu kien hinh 3

Toàn cảnh phiên họp.

Đối với chương trình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng cho hay, việc triển khai còn nhiều khó khăn. “Việc phân cấp, phân quyền của chúng ta thời gian vừa qua chưa rõ, chưa đến nơi, đến chốn. Dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm, nhưng dưới sợ, nên dẫn đến hiện tượng các thông tư của Bộ hướng dẫn rồi nhưng cấp dưới vẫn tiếp tục đề nghị hướng dẫn”, Bộ trưởng nêu thực tế.

Theo Bộ trưởng, việc phân bổ các chương trình thành các dự án nhỏ lẻ, manh mún, dàn trải quá nhiều. Riêng chương trình về giảm nghèo có trên 1.000 dự án nhỏ khác nhau. Các dự án này Trung ương đều giao vốn chi tiết đến từng dự án, việc triển khai chậm, gặp khó khăn. Khi phát hiện những điều không phù hợp, cấp dưới cũng không được tự mình điều chỉnh nếu không báo cáo cấp trên có thẩm quyền...

Để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia nhanh chóng, hiệu quả hơn, Chính phủ đã có đề xuất với Quốc hội về 7 cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên, trước mắt, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất trong Nghị quyết về giám sát kỳ này, Quốc hội nên cho phép thí điểm trao quyền trọn gói cho cấp huyện được chủ động quyết định điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ các chương trình và giữa các chương trình với nhau.

“Chỉ có như vậy mới tiến hành nhanh được. Trước mắt, tôi đề nghị Quốc hội cho phép mỗi tỉnh nên chọn 1 - 2 huyện làm thí điểm. Huyện quyết định toàn vẹn. Tỉnh chỉ làm nhiệm vụ điều phối, kiểm tra, giám sát. Trung ương kiểm tra mục tiêu, thanh tra, kiểm tra và tổng kết đánh giá chương trình”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất ngày 17/5/2024 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra trong tháng 5 năm 2024.

Tin tức
Kiểm tra, làm rõ nguyên nhân 350 người ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

Kiểm tra, làm rõ nguyên nhân 350 người ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam thuộc khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên; kiểm tra, làm rõ nguyên nhân ngộ độc và có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

Tin tức
TP HCM: Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao để giảm thiểu chất thải và xử lý ô nhiễm

TP HCM: Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao để giảm thiểu chất thải và xử lý ô nhiễm

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2024 vừa được UBND TP HCM ban hành.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ông Phạm Ngọc Cảnh cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình cũng chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Viện Viện Kiểm sát nhân tỉnh Ninh Bình từ ngày 16/5/2024.

Tin tức
Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

(CLO) Ngày 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tin tức