Chương trình Giao lưu - Chính luận Tự hào Việt Nam: Tôn vinh các lực lượng tham gia chống dịch Covid -19

Thứ tư, 24/06/2020 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 23/6, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp Giao lưu – Chính luận nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Việt Nam” tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Chia sẻ tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngay từ khi Trung Quốc xuất hiện ca nhiễm đầu tiên cuối tháng 12/2019, ngành Y tế Việt Nam được chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống Covid- 19 quốc gia đã theo dõi sát tình hình, cho đến ngày 23/1 phát hiện 2 trường đầu tiên nhiễm Covid -19 tại Vũ Hán và được nhập viện tại bệnh bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, ngành y tế Việt Nam có sự tổ chức tốt từ cấp thấp nhất đến Trung ương với đội ngũ y bác sĩ được tập huấn, đào tạo và có sự chuẩn bị sẵn sàng, có kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh.

Cùng với đó, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành y tế Việt Nam có được hệ thống thiết bị y tế hiện đại, trang thiết bị không hề thua kém các quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần giúp công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bày tỏ ý kiến.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bày tỏ ý kiến.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Từ tháng 1/2020 đã được nhận nhiệm vụ từ Bộ Y tế là chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngày 23/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm, chúng tôi báo cáo lãnh đạo đã sẵn sàng chống dịch khi đảm bảo về công tác chuyên môn, thiết bị...”

“Sau khi có những ca bệnh đầu tiên, chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng bởi nếu 1 ca bệnh bị lây lan ra ngoài, sẽ rất khó khăn trong việc phòng bệnh. Chính vì vậy, tất cả nhân viên, y bác sĩ trong bệnh viện đều phải cách ly”, ông nói tiếp.

“Ở Việt Nam, nhiều bệnh viện có người nhà đến chăm sóc nhưng riêng bệnh nhân Covid-19 thì chỉ có nhân viên bệnh viện chăm sóc. Đây được coi là công việc vất vả vì người Việt Nam thường rất nhỏ trong khi người nước ngoài to lớn hơn. Chúng tôi phải ngày đêm chăm sóc về ăn uống , cá nhân...nhưng được sự tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân nên chúng tôi đã có gắng thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này”, T.S Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh.

Khẳng định vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác chống dịch COVID-19, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương cho rằng trong cuộc chiến phòng chống dịch, bện cạnh lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng khác thì các cơ quan báo chí trong đó có VOV  là lực lượng ở tuyến đầu.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương chia sẻ tại chương trình

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương chia sẻ tại chương trình

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, ngay từ đầu, hệ thống báo chí, truyền thông đã giúp người dân nhận thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh và hiểu được việc nếu để COVID-19 lây lan ra cộng đồng sẽ nguy hiểm thế nào, không chỉ đến sức khoẻ con người và còn đến cả nền kinh tế.

Đài Tiếng nói Việt Nam với hơn 2.700 cán bộ, phóng viên ở khắp nơi trên cả nước cũng như 13 cơ quan thường trú ở nước ngoài đã trực tiếp đến những điểm nóng nhất của dịch bệnh, phản ánh kịp thời đến người dân những hình ảnh trong công tác chống dịch.

Thay mặt cơ quan làm công tác báo chí, truyền thông, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt, sát sao và tạo điều kiện để báo chí, truyền thông phát huy vai trò của mình, đóng góp phần nhỏ vào sự nghiệp lớn.

Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ quan điểm trong buổi Tọa đàm.

Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ quan điểm trong buổi Tọa đàm.

Cũng trong buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong đại dịch này ai cũng thấy sợ hãi nguy cơ lây nhiễm những người xung quanh, tuy nhiên các y bác sĩ đã dũng cảm sẵn sàng tham gia ở lại điều trị, sẵn sàng hi sinh con cái, việc gia đình gác lại... “Chúng ta nhanh chóng có đội ngũ chuyên môn, các chuyên gia trong hệ thống điều trị, trực tiếp các lãnh đạo đã rà soát lại quy trình điều trị bệnh nhân, xây dựng các thay đổi đề phòng ngừa các trường hợp xảy ra”, ông nói.

Tại chương trình, TS. Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định, cho đến hiện tại, Việt Nam đã ứng phó và kiểm soát COVID-19 rất thành công với số lượng bệnh nhân nhỏ và không có người tử vong do dịch.

TS. Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu ý kiến tại buổi Tọa đàm.

TS. Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu ý kiến tại buổi Tọa đàm.

Theo ông Kidong Park, có 3 nhân tố dẫn đến thành công của Việt Nam đó là sự kích hoạt hệ thống ứng phó được đầu tư kỹ lưỡng; sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, huy động nguồn lực ngay lập tức của toàn xã hội và công tác truyền thông đầy đủ, đúng đắn với sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí truyền thông như VTC.

Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng cảnh báo hiện tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp và làn sóng thứ 2 của dịch bệnh có thể đến bất cứ lúc nào.

Lời khuyên của chúng tôi là hệ thống y tế nên tân dụng khoảng thời gian quý báu này để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2, và hệ thống y tế cần tăng cường năng lực để phát hiện sớm ca bệnh, điều tra truy vết để cách ly và tăng cường năng lực điều trị cũng như có những sáng kiến mới.

Và chỉ hệ thống y tế là chưa đủ phải có sự lãnh đạo của Chính phủ và hỗ trợ của truyền thông cũng như người dân”, ông Kidong Park nói.

Đồng thời, cùng với đội y sĩ, bác sĩ, chiến sĩ, từ người dân cho đến các doanh nghiệp dù trong khó khăn đều một lòng chung tay cùng Chính phủ chống dịch.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát phát biểu cảm xúc tại chương trình Tọa đàm.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát phát biểu cảm xúc tại chương trình Tọa đàm.

Cũng chính vì điều này, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát đã chia sẻ đầy xúc động: “Hiện nay, tôi cảm nhận có nhiều người quên mất rằng chúng ta đi qua dịch Covid-19 rồi. Để có được ngày hôm nay, đại diện cho triệu triệu người, tôi rất xúc động và xin gửi lời cảm ơn đến các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch đã bỏ qua nhiều sự sợ hãi, có thể hy sinh, sẵn sàng chiến đấu cho đến ngày hôm nay”.

Hình ảnh một Việt Nam đoàn kết, đồng lòng, kiên cường chống dịch qua những câu chuyện xúc động, những hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ nơi đầu chiến tuyến, của hàng triệu người dân, doanh nghiệp âm thầm chung tay phía sau để nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19 đã làm thế giới ngưỡng mộ.

Hàng loạt hãng thông tấn trên thế giới và nhiều chính khách đồng loạt ca ngợi sự kỳ diệu của Việt Nam, tình thần, bản lĩnh Việt Nam trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Dù vậy, cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 vẫn còn ở phía trước, Việt Nam sẽ còn phải nỗ lực hết sức, hy sinh hết mình để quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Đình Trung

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo