Chương trình "Mai Vàng nhân ái" của Báo Người Lao Động đến với nhạc sĩ Phạm Tuyên

Thứ ba, 12/01/2021 09:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 11/1, Chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm, trao quà tới nhạc sĩ Phạm Tuyên ngay trước sinh nhật lần thứ 91 của ông.

Sự kiện: Nhạc sĩ

Thay mặt Chương trình "Mai Vàng nhân ái", ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, chúc nhạc sĩ Phạm Tuyên bước sang tuổi thượng thọ 91 thật nhiều sức khỏe và niềm vui; mong ông tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà cũng như là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân nhấn mạnh Báo Người Lao Động luôn quan tâm, theo dõi, cổ vũ động viên các nghệ sĩ để họ tiếp tục có những tác phẩm lớn đóng góp cho đất nước ngày càng tiến lên, ngày càng phát triển.

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân (thứ hai từ phải sang) chúc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ Phạm Tuyên - Ảnh: Ngô Nhung

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân (thứ hai từ phải sang) chúc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ Phạm Tuyên - Ảnh: Ngô Nhung

Cũng nhân dịp này, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao quà tặng của chương trình là 5 triệu đồng tới nhạc sĩ Phạm Tuyên và cho biết tính đến nay, Chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã đến thăm, tặng quà cho gần 100 văn nghệ sĩ trên cả nước.

Nhận món quà đầy ý nghĩa ngay trước sinh nhật lần thứ 91, nhạc sĩ Phạm Tuyên gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình "Mai Vàng nhân ái" của Báo Người Lao Động. Nhạc sĩ xúc động chia sẻ những kỷ niệm với Báo Người Lao Động từ nhiều năm trước. Năm 1995, nhạc sĩ đã nhận kỷ niệm chương "Ấn tượng 20 năm" 30.4.1975 – 30.4.1995 do Báo Người Lao Động trao tặng. Món quà quý đã được ông giữ gìn cẩn thận trên chuyến bay từ TP HCM về Hà Nội và trân trọng đặt giữa phòng khách, ở vị trí trang trọng nhất tại nhà suốt từ năm 1995 tới nay.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12-1-1930 tại Hà Nội, quê gốc ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là con của học giả Phạm Quỳnh từng làm quan Thượng thư triều đình nhà Nguyễn. Cả cuộc đời dành trọn tình yêu cho âm nhạc, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác gần 700 tác phẩm, trong đó có hơn 200 bài hát dành cho thiếu nhi. Ông được ví như người kể lịch sử bằng âm nhạc, nhạc sĩ của nhân dân.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận cuốn sách

Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận cuốn sách "Lắng nghe người dân hiến kế" từ Tổng Biên tập Tô Đình Tuân - Ảnh: Ngô Nhung

Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001) cho 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng. Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 4 về Văn học nghệ thuật dành cho 5 tác phẩm: Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Phạm Tuyên còn là nhạc sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" (năm 2011).

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, NXB Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách Nhạc sĩ Phạm Tuyên - Tuyển tập 100 bài hát. Tác phẩm ghi dấu bề dày quá trình sáng tác suốt 55 năm, từ ca khúc Đường về trại viết năm 1950 cho đến bài cuối Ngọn lửa Thùy Trâm năm 2005.

Dù tuổi cao và không còn khỏe, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn dành nhiều thời gian chăm chút cho tác phẩm mới này. Ông tâm sự 100 bài hát trong cuốn sách là những tác phẩm ông yêu thích nhất, đa dạng phong cách, đa dạng vùng miền. Mỗi bài hát là một câu chuyện sống động về những sự kiện, thời khắc lịch sử. Song hành cùng 100 ca khúc là những bài viết của PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết, vợ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, trích trong Hồi ký Chúng tôi đã sống như thế, giúp độc giả có thêm thông tin, đến gần hơn những bài hát đi cùng năm tháng.

Ngày 12/1, vào đúng sinh nhật của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện cuộc gặp gỡ "Cây đại thụ và cánh én tuổi thơ" tại trụ sở của VOV, 58 Quán Sứ, Hà Nội. Đây là nơi chứa đựng đầy ắp kỷ niệm của các thành viên trong gia đình nhạc sĩ. Đó không chỉ là nơi làm việc suốt mấy chục năm của ông, mà còn là nơi ở của cả gia đình vào năm 1973, khi khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam ở 126 Đại La bị bom Mỹ san phẳng. Nơi đây có phòng thu nhạc M, con gái nhạc sĩ đã thu thanh nhiều bài hát thiếu nhi, hiện vẫn còn lưu trữ tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này chính là buổi giao lưu ấm áp giữa nhạc sĩ với các em thiếu nhi, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà báo và khán giả thân thiết.

Xuyên suốt chương trình là những bài hát gắn với tên tuổi nhạc sĩ Phạm Tuyên như Từ làng Sen, Cánh cò trong câu hát mẹ ru (ca sĩ Phương Thanh), Từ một ngã tư đường phố (ca sĩ Phương Thanh, Tiến Mạnh), Nơi ấy Trường Sa (ca sĩ Mỹ Linh), Khát vọng mùa xuân (Lều Phương Anh), Tiễn thầy đi bộ đội (Nhật Minh Idol), Nổi trống lên các bạn ơi (Be Singer), Rước đèn dưới trăng thu - Múa sư tử - Chiếc đèn ông sao (CLB Xusmin), Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội...

PV

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo