Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam

Thứ ba, 21/02/2023 21:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào 20h ngày 28/2, Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" với chủ đề "Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử", sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được tường thuật trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Ban Tuyên giáo Trung ương - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện nhân kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" (1943-2023).

Chỉ đạo nội dung của chương trình là PGS-TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL. Kịch bản và tổng đạo diễn là NSND Trần Bình. Phần chỉ đạo nghệ thuật là NSƯT Quỳnh Trang, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam. Phần sáng tác và dàn dựng âm nhạc gồm: Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh; NSND, Nhạc sĩ Trọng Đài; Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn.

chuong trinh nghe thuat dac biet ky niem 80 nam ra doi de cuong van hoa viet nam hinh 1

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" sẽ diễn ra vào 20h ngày 28/2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội - Ảnh minh họa

chuong trinh nghe thuat dac biet ky niem 80 nam ra doi de cuong van hoa viet nam hinh 2

Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử" sẽ được tường thuật trực tiếp trên VTV vào 20h ngày 28/2.

chuong trinh nghe thuat dac biet ky niem 80 nam ra doi de cuong van hoa viet nam hinh 3

Ca sĩ Trọng Tấn (trái) sẽ góp mặt tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam".

Chương trình nghệ thuật đặc biệt dự kiến dài hơn 70 phút, gồm 3 phần: Văn hoá soi đường cho quốc dân đi; Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá; “... Văn hoá còn thì dân tộc còn”.

Phần I với tựa đề “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, sẽ tái hiện bối cảnh lịch sử trước khi ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam, với hình ảnh người công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức... rơi vào cảnh bế tắc, bần cùng khi mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp và Phát - xít Nhật. Khao khát độc lập dân tộc và tự do dân chủ trở thành nhu cầu của mỗi người dân Việt Nam.

Sự kiện Đại hội Văn hoá toàn quốc khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 24/11/1946 với luận điểm “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện bằng hình ảnh phim tư liệu và cả bằng ngôn ngữ nghệ thuật trên sân khấu.

Trong phần này, khán giả sẽ được lắng nghe các ca khúc: Cờ Việt minh, liên khúc Ngọn đuốc soi đường, Bình Minh, Lá cờ Đảng, Đoàn Lữ nhạc. Một trong những điểm nhấn là liên khúc Ngọn đuốc soi đường (nhạc: Đức Trịnh, lời: NSND Trần Bình), khẳng định tầm quan trọng của văn hoá nghệ thuật trong giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.

Phần 2 có tựa đề "Văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa" sẽ tái hiện tinh thần của khẩu hiệu này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động lực để huy động mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1940- 1975, đã góp phần phát huy vai trò của văn hoá Việt Nam thực hiện vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được binh chủng, các lực lượng làm công tác văn hoá toàn dân tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954, Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Khán giả sẽ cùng nghe lại những ca khúc, giai điệu hào hùng: Biết ơn Cụ Hồ Chí Minh, Người Hà Nội, Trường ca Sông Lô, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên, Câu hò bên bến Hiền Lương, Bước chân trên giải Trường Sơn, Tiến về Sài Gòn, Đất nước trọn niềm vui...

Phần 3 có tên gọi "Văn hóa còn thì dân tộc còn" sẽ phát lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021, như lời khẳng định 80 năm qua, những tư tưởng của Đề cương về văn hoá Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.

Khép lại chương trình nghệ thuật là những tiết mục được dàn dựng công phu: Liên khúc Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam; Bay qua biển Đông; Xuân và tuổi trẻ; Liên khúc “ Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”- Việt Nam ơi, ta bước tiếp.

Dự kiến, Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam quy tụ nhiều gương mặt nghệ sĩ tên tuổi tham gia trình diễn như: Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hưng; Các ca sĩ Trọng Tấn, Tùng Dương, Viết Danh, Phạm Thu Hà, Thu An (Giải Nhất dòng dân gian cuộc thi Sao Mai), Thanh Thanh (Giải Nhì dòng dân gian cuộc thi Sao Mai), Võ Hạ Trâm, Thu Hằng, Huệ Thương, Phương Mai, Trung Sỹ, Phúc Đại, Lan Thu, Nhóm Phương Nam, Nhóm Thời Gian và Vũ đoàn Mây...

Với nhiều ca khúc đi cùng năm tháng được biểu diễn xuyên suốt hơn 70 phút, khán giả sẽ cảm nhận được nhiều thông điệp, ý nghĩa mà các văn nghệ sĩ, ê kíp làm chương trình gửi gắm. 

Nguyễn Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa