(CLO) Chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan báo chí tồn tại, sống sót, sau đó là phát triển. Ngoài ra, theo nhà báo Lê Quốc Minh: “Các cơ quan báo chí cần có tư duy sản phẩm, cứ sản xuất theo số lượng hôm nay trăm tin, mai trăm ảnh… thì sẽ mãi mãi như vậy, không thu hút được độc giả nữa”.
Mới đây, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung đi sâu vào các vấn đề đặt ra trong việc triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số, truyền thông thế giới. Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất tới cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng, dẫn dắt chuyển đổi số báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong quá trình thử nghiệm công nghệ hiện đại.
Cần phải đi cùng nhau
Trong nhiều năm qua, các cơ quan báo chí đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của tờ báo. Nhiều tờ đã bước vào một cuộc đua mới trong việc áp dụng chuyển đổi số, thay đổi mô hình, cách thức hoạt động, kinh doanh để vượt qua “khủng hoảng” thành công.
Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, hướng đến cá nhân hóa nội dung; đa nền tảng chia sẻ; thực hiện báo chí di động; báo chí dữ liệu; siêu tác phẩm báo chí… Một số cơ quan báo chí khá thành công, trở thành các đơn vị báo chí đa phương tiện hiện đại như: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, VOV, VTV hay Vietnamplus, VnExpress, Zing…
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tòa soạn khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Nhà báo Trần Anh Tú - Trưởng ban điện tử Báo Đại Đoàn Kết chia sẻ: Nhiều cơ quan báo chí đến nay chưa tuyển được nhân viên kỹ thuật giỏi, việc này tương đối khó, mặc đã có cơ chế đặc thù lương cho cán bộ chuyên làm chuyển đổi số, nhưng vẫn chưa lựa chọn được. Ngoài ra, việc đào tạo bồi dưỡng cho chính lãnh đạo các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản cơ quan báo chí cũng là điều quan trọng, lãnh đạo cơ quan báo chí phải thông qua chiến dịch, có tư duy về chuyển đổi số thì mọi thứ mới có thể được tiến hành.
Nhà báo Trần Anh Tú cũng mong muốn cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ mở các lớp tập huấn chuyển đổi số cho lãnh đạo cơ quan báo chí và thậm chí cả cơ quan chủ quản. Bởi lãnh đạo phải có tư duy thì mới thực hiện tốt chuyển đổi số được.
Bên cạnh đó, các phóng viên, những người làm báo trực tiếp cũng cần phải được đào tạo bồi dưỡng để tạo ra các bài báo được lập trình một cách nghiêm túc. Bởi chuyển đổi số là sự chuyên nghiệp của các nhà báo và ứng dụng công nghệ sẽ mang đến cho độc giả một tác phẩm báo chí toàn diện.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng chia sẻ, chuyển đổi số là một xu thế ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Báo chí phải đi đầu, vì muốn truyền thông chuyển đổi số cho toàn bộ xã hội thì báo chí đóng một vai trò rất quan trọng.
Theo ông, để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã có những chính sách trao đổi với các nhà mạng, các nhà quảng cáo Việt Nam để nâng giá trị quảng cáo. Đồng thời cũng nghiên cứu kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn.
Các cơ quan báo chí cần phải đi cùng nhau, thật sự đoàn kết tập hợp nhau lại để cùng có những định hướng phát triển. Tổng biên tập các báo cũng cần thay đổi, không chỉ tăng doanh thu bằng các cách truyền thống, mà cần có động lực cho thay đổi. Sau khi tập hợp nhau lại Bộ TT&TT sẽ cùng với Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và các cơ quan báo chí thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng giá quảng cáo trên không gian mạng từ đó góp phần tăng doanh thu cho các cơ quan báo chí.
Được biết, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.
Cần có tư duy sản phẩm, không theo số lượng
Chuyển đổi số là sự lựa chọn của nhiều cơ quan đơn vị báo chí, tuy nhiên một câu hỏi khá lớn là rất ít cơ quan xác định mục tiêu thật sự của chuyển đổi số là gì, nghĩa là sau khi chuyển đổi số xong, ứng dụng các công nghệ tiếp cận bạn đọc xong sẽ tiếp tục làm gì?
Nếu như trước đó phần áp dụng công nghệ số vào từng khâu của quá trình sản xuất báo chí, các cơ quan báo chí xác định được mục tiêu rất rõ ràng. Trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, nhiều đài cũng có một lộ trình chuyển đổi số trong toàn bộ lĩnh vực này. Như việc đưa vào số hóa dữ liệu, hình ảnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm đến các nền tảng mạng xã hội…
Ở góc nhìn xa hơn, nhà báo Nguyễn Kim Khiêm - Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội chia sẻ: tôi thấy rằng ở mục tiêu xa hơn chúng ta không xác định được một cách rõ ràng. Tôi thấy nhiều cơ quan báo chí bị cuốn vào guồng như nhiều cơ quan báo chí khác, như thay đổi ứng dụng website có giao diện đẹp, ứng dụng APP, long-form, e-magazine hay megastory, lập fanpage, lập các kênh youtube, nhưng sau khi lập xong liệu có kéo được bạn đọc, công chúng đến với báo nhiều hơn không và có duy trì được không. Vấn đề chính không phải chúng ta có thể chuyển đổi số được hay không mà là chúng ta chuyển đổi số rồi thì làm sao nữa?
Lấy dẫn chứng từ thực tế sự phát triển của báo in, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, khi mà hiện nay quảng cáo báo in đang ngày một sụt giảm thì việc chuyển đổi số báo chí là cần thiết và cấp bách. Việc chuyển đổi số sẽ đa dạng được các nguồn thu, đa dạng việc kinh doanh dịch vụ dữ liệu, PR, truyền thông…
Thực tế ở nhiều cơ quan báo chí nước ngoài, chính quyền sẽ đứng ngoài cuộc trong việc hỗ trợ các cơ quan báo chí, nhưng trong nước Bộ TT&TT sẽ làm công việc gợi mở, gợi ý các cơ quan báo chí chuyển đổi số và sẽ làm tuỳ từng nhu cầu của các cơ quan báo chí. Và Hội Nhà báo Việt Nam luôn đồng hành cùng các cơ quan báo chí, mở các lớp đào tạo, hiện nay trung bình mở ra khoảng 100 đến 120/năm cuộc đào tạo khác nhau, nhưng những chương trình đào tạo liên tục sẽ được đổi mới để đáp ứng với nhu cầu thực tế hiện nay.
Nhấn mạnh về vai trò không thể thay thế của chuyển đổi số, nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng: “Không chuyển đổi số là chết, vì độc giả đang chạy khỏi các nền tảng truyền thống, mình sẽ buộc phải đi đến các nền tảng mới. Báo chí bị thu hẹp thậm chí chết đi, thì sẽ hạn chế việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, không nuôi sống được đội ngũ người làm báo. Khi độc giả chuyển đổi cách tiếp cận thông tin chúng ta phải đuổi theo thậm chí là đón đầu”.
Về các giải pháp trong thời gian tới, kể cả sau khi thực hiện chuyển đổi số, nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ: Các cơ quan báo chí cần có tư duy sản phẩm, nếu cứ sản xuất theo số lượng như những dòng suối, dòng thác, hôm nay trăm tin, mai trăm ảnh, video thì sẽ mãi mãi như vậy, không thu hút được độc giả nữa. Cách thức làm báo trong tương gần sắp tới phải thay đổi nhiều, đó là từ nhận thức và hành vi của độc giả thay đổi nên chúng ta phải thay đổi, trước đây độc giả thụ động tiếp nhận thông tin, mua tờ báo, bật ti vi đúng giờ lên mạng tìm kiếm web… nhưng giờ tin tự đi tìm độc giả, chứ độc giả không đi tìm tin.
“Nên có sản phẩm này sản phẩm kia, tạo điểm nhấn thu hút, chúng ta không thể sản xuất hàng ngày nhiều bài đặc biệt như vậy, nhưng lâu lâu có những bài viết chuyên sâu, để tạo điểm nhấn. Sau khi chúng tôi có những sản phẩm như vậy, khách hàng biết đến và có thể hợp tác, chúng tôi hoàn toàn có thể áp được mức giá cao. Thay vì những bài PR thông thường với chi phí thấp, chúng tôi có thể sản xuất những bài có quy mô hơn, giá cao gấp nhiều lần hơn, đó là những bài báo chí thực thụ”, nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ thêm.
(CLO) Công an phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai vừa bàn giao cho Hạt kiểm lâm thành phố một con cá sấu dài 1,2 mét, nặng 7,5 kg do người dân bắt được khi bơi vào bể cá Koi của nhà.
(CLO) Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024-2025.
(CLO) Trong vòng chưa đầy ba tuần, Israel đã tấn công Lebanon bằng một chiến dịch không kích chưa từng có, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, gần 7.500 người bị thương và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
(CLO) "Vì tương lai xanh” là dự án hỗ trợ học sinh sau thiên tai được Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai tổ chức từ năm 2020. Với mục tiêu “Không để học sinh nào phải bỏ học về thiên tai”, chương trình đã giúp các em học sinh có bố, mẹ, người nuôi dưỡng bị thiệt mạng, gia đình bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, có điều kiện kinh tế khó khăn có thể tiếp tục duy trì việc học.
(CLO) Ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở Lebanon trong các gia đình nhập cư cũng không nằm trong chương trình hỗ trợ của chính quyền, khi các cuộc xung đột vũ trang giữa Hezbollah với Israel xảy ra.
(CLO) Ngày 5/10, thông tin từ Công an huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự Phan Văn Tùng (SN 1998, trú tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Israel không nên tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, nói rằng ông đang cố gắng tập hợp thế giới để tránh viễn cảnh leo thang về một cuộc xung đột toàn diện ở Trung Đông.
(CLO) Cảng sông tại thành phố Manaus lớn nhất của rừng nhiệt đới Amazon đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 1902, do hạn hán làm cạn kiệt các tuyến đường thủy vốn là huyết mạch của khu vực.
(CLO) Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ thành lập các đơn vị cảnh sát chuyên trách để điều tra nạn buôn người di cư, như một phần trong nỗ lực giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp.
(CLO) Tài xế xe tải thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ đã tông vào xe khác, rồi mất lái tông vào cabin của Trạm thu phí BOT trên QL26 (xã Ninh Xuân, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
(CLO) Ngày 5/10, quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
(CLO) Nguyễn Xuân Qúy, đối tượng bị truy nã vì liên quan đến vụ cưa hạ gần 150m3 gỗ ở cánh rừng cổ thụ thuộc huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) vừa ra đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.
(CLO) Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y, ngay sau có kết quả hổ, báo tại khu du lịch Vườn Xoài (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chết vì dịch cúm gia cầm, đơn vị đã lấy mẫu giám sát các đối tượng mẫn cảm với bệnh cúm gia cầm.
(CLO) Các đối tượng khai nhận đã tạo nhiều tài khoản Zalo, Facebook và liên kết với các trang Fanpage, hội nhóm kín trên mạng xã hội để quảng bá, nhận đơn hàng từ những người có nhu cầu làm giấy tờ giả.
(CLO) Mặc dù không có thẩm quyền trong việc điều chỉnh, cập nhật quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, đối tượng vẫn nổ và đưa ra thông tin gian dối, cam kết sẽ làm được quy hoạch sử dụng đất để lừa đảo.
(CLO) Chiều 4/10, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) tổ chức hội thảo Giao ban công tác quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình giữa Bộ TT&TT với các doanh nghiệp.
(CLO) Ngày 4/10, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng sản xuất chương trình Podcast” cho hội viên, phóng viên các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bát Xát tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để thực hiện chương trình 'Cùng con đi tiếp cuộc đời' bảo trợ trẻ em mồ côi do bão số 3 (Yagi) năm 2024.
(CLO) Chiều 4/10, sau chuyến bay dài từ London (Anh) tới Hà Nội, 4 thành viên của Tứ tấu dây thành công nhất thế giới đã tham dự cuộc gặp gỡ truyền thông Việt Nam do Báo Nhân Dân cùng IB Group Vietnam tổ chức để chia sẻ về buổi biểu diễn đặc biệt nhất từ trước đến nay của họ vào tối 5/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
(CLO) Ngày 4/10, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt phối hợp với Công ty CP phân bón Bình Điền, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức lễ khởi động Chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão - lũ" các tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2024.
(CLO) Vừa qua, chương trình chào tân sinh viên Welcome to AJC 2024 - THE MEDALIST đã chính thức cho ra mắt sự kiện đồng hành mới đầy hấp dẫn: Check-in cùng Photo booth.
(CLO) Ngày 4/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức Hội nghị Công bố quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Vận tải ô tô - Tạp chí điện tử Bạn Đường. Theo quyết định bổ nhiệm, nhà báo Dương Thanh Hiển giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Vận tải ô tô - Tạp chí điện tử Bạn Đường với thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
(CLO) "Cờ đỏ sao vàng phấp phới trên đỉnh Tháp Rùa rồi. Trời thu mà đẹp như ngày Tết.70 năm sau, chúng ta có thể bắt gặp lại không khí ấy khi lần giở những trang báo được xuất bản trong hoặc cận kề ngày Thủ đô được giải phóng"- đó là một đoạn miêu tả đầy xúc cảm của nhà báo Thép Mới (1925-1991) trong ký sự “Ngày đầu tiên của Thủ đô giải phóng: Từ Bạch Mai đến cầu Long Biên” trên báo Nhân Dân. Và đó chỉ là một trong rất nhiều bài báo đã ra đời ngay giữa những ngày lịch sử của Thủ đô cách đây 70 năm.