Chuyên gia kinh tế: Đưa ra các quy định khác nhau sẽ “làm khó” việc khôi phục nền kinh tế

Thứ sáu, 26/11/2021 06:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế cho rằng, các địa phương cần áp dụng thống nhất quy định liên quan đến xét nghiệm, cách ly… đặc biệt là thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP, bởi khi đưa ra các quy định khác nhau thì sẽ làm khó cho việc khôi phục lại nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch sẽ bị "thui chột".

Mới đây, Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng về đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã tổ chức buổi làm việc trực tuyến với một số Hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là trong việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP (NQ 128) của Chính phủ.

Nhiều khởi sắc nhưng còn nhiều bất cập

Tại buổi làm việc, các Hiệp hội doanh nghiệp cho biết, NQ 128 ra đời được doanh nghiệp hưởng ứng. Theo đó, tình hình sản xuất, kinh doanh khả quan hơn, thống kê cho thấy 85-95% người lao động trong doanh nghiệp trở lại làm việc. Tình hình sản xuất trong nhà máy khá thuận lợi.

Có thể kể đến như, trong 10 tháng năm 2021, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 32 tỷ USD. Dự kiến cả năm xuất khẩu khoảng 38-38,5 tỷ USD (cao hơn năm 2020 là 10%). Còn đối với ngành da-giầy, sau khi NQ 128 ban hành, tháng 10/2021 các doanh nghiệp ngành da-giầy-túi xách đã mở cửa trở lại, thực hiện hoạt động công suất từ 30-50%...

chuyen gia kinh te dua ra cac quy dinh khac nhau se lam kho viec khoi phuc nen kinh te hinh 1

Những hành khách trên chuyến bay đầu tiên thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam vào ngày 17/11.

Trong buổi làm việc với Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng, đã có nhiều phản ánh, kiến nghị đã được các hiệp hội nêu ra, trong đó có phản ánh mỗi địa phương áp dụng quy định phòng, chống dịch khác nhau.

Điển hình như trong lĩnh vực du lịch. Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, sau khi Chính phủ ban hành NQ 128, Hiệp hội đã vận động các doanh nghiệp triển khai trở lại du lịch nội địa. Sau 1 tháng triển khai, rào cản lớn nhất là quy định của các địa phương không thống nhất, trong đó có việc quy định xét nghiệm với khách du lịch trước khi đến địa phương; có địa phương quy định lại thay đổi liên tục.

Đối với vấn đề nêu trên, ông Vũ Thế Bình thay mặt Hiệp hội kiến nghị cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cho phép doanh nghiệp tự xét nghiệm cho khách du lịch.

Còn bà Phan Thanh Xuân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Da-giầy-túi xách nêu: Thủ tục, quy trình cách ly trường hợp F0, F1 cho đến nay còn nhiều bất cập. Một công nhân nếu là F0 thì mất tối thiểu 21 ngày chữa bệnh và cách ly, chưa kể thời gian làm thủ tục, như vậy thời gian cho một người quay trở lại sản xuất mất tối thiểu từ 21-25 ngày. Hiệp hội kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại quy trình này.

Đại diện Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam (KOTRA Việt Nam) cho biết, một số doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn gặp khó khăn cần hỗ trợ, KOSTRA Việt Nam đề nghị đẩy nhanh giấy phép nhập cảnh cho các nhà đầu tư, cán bộ, nhân viên công ty Hàn Quốc vào Việt Nam làm việc.

Cũng tại cuộc làm việc, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề xuất việc nhập cảnh của nhà đầu tư cần ngắn gọn hơn cho người đã có thẻ cư trú vào Việt Nam; giảm thời gian cách ly cho chuyên gia đã tiêm đủ vaccine; cần sự thống nhất trong áp dụng chính sách cách ly tại các địa phương để duy trì sản xuất…

chuyen gia kinh te dua ra cac quy dinh khac nhau se lam kho viec khoi phuc nen kinh te hinh 2

Hướng dẫn trực tiếp quy trình xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho khách du lịch tại Bình Thuận.

Các quy định khác nhau sẽ làm khó việc khôi phục lại nền kinh tế

Từ phản ánh mỗi địa phương áp dụng quy định phòng, chống dịch khác nhau, trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đối với các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi cả nước đã xác định sống chung với đại dịch rồi thì Chính phủ, Bộ Y tế phải có một văn bản như một quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc đi lại, lưu thông hàng hóa, xét nghiệm, cách ly y tế… NQ 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế ra đời đã đáp ứng tất cả những vấn đề này tạo sự thống nhất trong phòng, chống dịch từ Trung ương đến các địa phương.

Liên quan đến việc quy định xét nghiệm với khách du lịch trước khi đến địa phương, có địa phương thay đổi quy định xét nghiệm liên tục; PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đối với khách du lịch ngước ngoài đến đã tiêm 2 mũi, có hộ chiếu vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ… thì các địa phương cần thống nhất quy trình xét nghiệm sao cho đảm bảo vừa tạo điều kiện cho khách du lịch, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch.

“Các địa phương cần áp dụng như nhau, không thể là mỗi đưa ra một quy định, nay thế này mai thế khác. Hôm nay bảo test nhanh mai lại PCR thì doanh nghiệp xoay sở không kịp. Khi đưa ra các quy định khác nhau thì sẽ làm khó cho việc khôi phục lại nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch sẽ bị thui chột”, ông Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh và cho biết, hiện đã có quy định từ Trung ương, hướng dẫn từ Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc, không được đề ra những “tiêu chí con” sẽ gây khó khăn cho du lịch chung của cả nước.

chuyen gia kinh te dua ra cac quy dinh khac nhau se lam kho viec khoi phuc nen kinh te hinh 3

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh.

Bày tỏ ủng hộ kiến nghị cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cho phép doanh nghiệp tự xét nghiệm cho khách du lịch, ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời từ cơ quan có thẩm quyền trong đó có Bộ Y tế, kết hợp cùng việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tự xét nghiệm sẽ đảm bảo yêu cầu trong phòng chống dịch.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Tổ công tác của Thủ tướng phải kiểm tra, giám sát nhằm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện các quy định để giảm thiểu các “giấy phép con” của các địa phương, từ đó mới có thể thông suốt được. “Bao lâu nay đã nói đến việc các địa phương tự đặt ra các ‘tiêu chí con’ gây khó dễ cho việc lưu thông và hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không chấp nhận được. Việc này Thủ tướng đã nói rất nhiều lần rồi là phải làm cho đến nơi, đến chốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh”, ông Thịnh nói.

Đối với việc cách ly công nhân bị F0, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi công nhân bị nhiễm COVID-19 thì trước hết phải bóc ra khỏi dây chuyền sản xuất, có thể điều trị ở ngay bệnh xá của xã phường hay bệnh xá của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có bệnh xá, như vậy sẽ đơn giản hơn. Bởi hiện nay, gần như lực lượng công nhân đã đều được tiêm đủ 2 mũi vaccine, việc chuyển nặng cũng hạn chế đi rất nhiều.

chuyen gia kinh te dua ra cac quy dinh khac nhau se lam kho viec khoi phuc nen kinh te hinh 4

TS Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, tại Tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới”, TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để xử lý vấn đề mỗi địa phương hiểu và áp dụng NQ 128 khác khau thì đã có kinh nghiệm, cơ sở từ việc áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, NQ 128 của Chính phủ cho quyền các địa phương thích ứng mà các địa phương không thích ứng nữa thì có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước hoặc vì câu chuyện cá nhân hay địa phương của mình mà ngăn cản các địa phương khác, ngăn cản các chủ thể khác, như thế thì không chấp nhận được. Đặc biệt, không thể để xảy ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe", Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là việc không thể chấp nhận được.

“Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền, từ NQ 128 này cần có sự đánh giá chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm, trong trường hợp cần báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không thể để kết thúc chiến dịch mới làm. Vào trận mà không chỉ huy được thì tôi đề nghị lui ra, để người khác làm thay chứ đánh trận mà như vậy chúng ta sẽ thua. Tôi cho rằng tính tuân thủ, tính linh hoạt cần phải được kiểm soát”, TS. Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức