Chuyên gia Phạm Chi Lan: Triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục tốt đẹp

Thứ năm, 26/08/2021 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Việt Nam bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ (12/7/1995), hoạt động thương mại giữa 2 nước đã tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù Việt Nam vẫn đang xuất siêu sang Mỹ, nhưng nếu chỉ làm gia công, hiệu quả xuất khẩu không cao.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, thời điểm mới thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước chỉ dừng lại ở ngưỡng 450 triệu USD, thì tới cuối năm 2019, con số này đã đạt mốc gần 76 tỷ USD, tăng 168 lần so với năm 1995.

Ngay cả trong 2 năm qua, bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ vẫn không ngừng gia tăng. Cụ thể, vào năm 2020, kim ngạch 2 chiều đạt 90,8 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019.

Trao đổi với Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, TS Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nhận định: Triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục tốt đẹp trong những năm tới.

TS Phạm Chi Lan.

TS Phạm Chi Lan.

Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp

Sau 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng rất nhanh. Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và cũng là đối tác FDI hàng đầu. Trước sự tăng trưởng mạnh mẽ thương mại, bà đánh giá thế nào về triển vọng phát triển thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới?

-Tôi hoàn toàn tin vào triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục tốt đẹp trong những năm tới. Nhất là sau khi cả Việt Nam cũng như Mỹ ổn định và phục hồi sau khủng hoảng, sau đại dịch Covid-19. 

Nhìn vào bức tranh tổng quát, trong suốt 26 năm qua, kinh tế Việt Nam - Mỹ đã phát triển không ngừng, và tăng trưởng luôn trên 2 con số. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ngoài vấn đề kinh tế, Việt Nam cần phải hợp tác sâu rộng với Mỹ, chính là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Trong hơn 2 năm qua, chúng ta có thể thấy, bài học của Covid-19 đã thấy rõ sự thiếu hụt của Việt Nam, trong nền tảng khoa học - công nghệ nói chung, và ngành y tế, vắc-xin nói riêng.

Trên thực tế, từ lâu, rất nhiều công ty dược của Mỹ rất muốn hợp tác và làm việc tại Việt Nam, nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Lần này, dịch bệnh là một “xung lực” để Mỹ hỗ trợ, chuyển giao nền tảng khoa học - công nghệ cho Việt Nam.

Về phía Việt Nam, chúng ta cũng cần phải chứng minh,thuyết phục và mở cửa, cho các doanh nghiệp đầu ngành của Mỹ. Có như vậy, sự phát triển Việt Nam - Mỹ mới thật sự bền vững.

Như bà đã chia sẻ, mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngoài lợi ích về kinh tế, điều gì đã và đang thúc đẩy cho mối quan hệ giữa này?

-Trong chuyến đi này của một lãnh đạo Nhà Trắng, rõ ràng khẳng định sự quan tâm của Mỹ tăng cường vai trò của mình trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những thành viên nòng cốt của ASEAN. 

Đồng thời, Việt Nam cũng có rất nhiều “điểm sáng”, sau khi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA,... bắt đầu có hiệu lực. Tất cả những điều này sẽ tạo thêm khả năng thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế giữa hai bên. 

Tận dụng vị thế trong các kênh hội nhập thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cả Việt Nam và Mỹ đều có thể kết nối với các đối tác bên thứ 3, mở rộng hơn nữa quan hệ cả về chiều song phương cũng như các khả năng thông qua các kênh đa phương.

Trong vài năm gần đây, Việt Nam cũng có sự chủ động tăng cường nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Mỹ, nhằm giảm tình trạng nhập siêu. Đây cũng là một yếu tố khiến mối quan hệ Việt - Mỹ dần trở nên tốt đẹp.

Phó Tổng thống Mỹ đang có chuyến thăm tới Việt Nam.

Phó Tổng thống Mỹ đang có chuyến thăm tới Việt Nam.

Mang tiếng xuất siêu sang Mỹ, nhưng giá trị lại chẳng được bao nhiêu

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, máy móc, linh kiện điện tử là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất sang Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị xuất khẩu của sản phẩm này, đa phần là hàng hóa FDI. Trong khi những sản phẩm “nội” lại khó xuất. Bà nhận định thế nào về trường hợp này, và khó khăn của hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ là gì?

-Ngành sản xuất của Việt Nam, chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, nhiều khi không đáp ứng được các đơn hàng lớn. Về chất lượng hàng hoá cũng khác so với sản phẩm bên Mỹ.

Trên thực tế, nhiều sản phẩm Việt Nam không đạt được chuẩn mực khi xuất sang Mỹ, đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng gia tăng giá trị gia công cao. 

Vì thế, ngoài những hàng như điện tử có kinh nghiệm quốc tế lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam không đạt được trình độ như vậy, khó xuất khẩu sang Mỹ với những sản phẩm tương tự. 

Như điện tử thì đòi hỏi công nghệ cao rất lớn, các sản phẩm khác như sản phẩm dệt may, đồ gỗ làm theo dạng gia công nên giá trị gia tăng không nhiều, vẫn lệ thuộc vào nhà đầu tư và nhà cung cấp từ bên ngoài.

Bản thân hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng nguyên liệu thô, như cà phê, cao su, hàng nông thuỷ sản… còn khâu chế biến khó đạt được chuẩn của Mỹ.

Đơn cử, như trái cây Việt Nam cũng có khả năng rất lớn và rất muốn xuất sang nhưng do tiêu chuẩn vệ sinh an toàn chưa đủ, tuyến đường vận tải cũng tốn kém đã gây cản trở cho ngành nông sản. 

Chính vì vậy, trong tương lai, Việt Nam phải dần chuẩn hóa nền kinh tế, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm, có như vậy hàng hóa “made in Việt Nam” mới có cơ hội xuất khẩu.

Mang tiếng xuất siêu sang Mỹ, nhưng giá trị lại chẳng được bao nhiêu.

Mang tiếng xuất siêu sang Mỹ, nhưng giá trị lại chẳng được bao nhiêu.

Theo bà sản phẩm nào “nội” nào của Việt Nam có giá trị và tiềm năng cao nhất khi xuất khẩu sang Mỹ, giày dép hay nông sản? 

-Hiện nay, ngành dệt may, giày dép vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề chính, Việt Nam phải nâng cấp các ngành hàng của mình, làm sao để có giá trị gia tăng cao hơn. 

Điều này có nghĩa, Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn ở các ngành tạo ra các sản phẩm trung gian, chứ không phải đi nhập hết đầu vào từ nơi khác về gia công.

Nếu Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức gia công hàng hóa, như vậy giá trị gia công rất bèo bọt, mang tiếng xuất khẩu nhiều sang Mỹ nhưng lại không được hưởng lợi là bao nhiêu. Đây là điều Việt Nam cần phải cải thiện. 

Tuy nhiên, nếu Mỹ chuyển đổi sang tự động hoá, thì ngành giày dép của Việt Nam sẽ bị đe dọa. Máy móc, sẽ thay thế nhân công con người, cho dù giá nhân công rẻ.

Về nông sản, thuỷ hải sản, tôi cho rằng, Việt Nam sẽ còn triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Bởi, Việt Nam cũng như bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều đang rất cố gắng đưa công nghệ, nhằm nâng cấp các sản phẩm nông sản về mặt chất lượng, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn tốt hơn cả cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Đây cũng là lĩnh vực Mỹ quan tâm, cũng rất chú trọng đến đầu tư, hợp tác với Việt Nam… Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, nhận thấy phải tự giác làm cho tốt, để giữ được vị trí và tăng cường vị thế trên thị trường tiêu dùng, kể cả thị trường khó tính như Mỹ.

Xin chân thành cảm ơn bà!

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm