(NB&CL) Hiện nay AI có thể tạo ra được hiệu quả như thế nào cho mỗi phóng viên, mỗi tòa soạn trong quá trình tác nghiệp. Nhà báo & Công luận đã có buổi trò chuyện với ông Phạm Tấn Anh Vũ- Trưởng đại diện khu vực phía Nam Công ty Cổ phần Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam VAIS.
Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có báo chí. Vậy AI hiện nay có thể tạo ra được hiệu quả như thế nào cho mỗi phóng viên, mỗi tòa soạn trong quá trình tác nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, báo Nhà báo & Công luận đã có buổi trò chuyện với ông Phạm Tấn Anh Vũ - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Công ty Cổ phần Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam VAIS, một chuyên gia về ứng dụng công nghệ AI của người Việt.
Dùng AI xử lý thay thế cho các nghiệp vụ báo chí truyền thống
+ Chúng ta vẫn nhắc đến trí tuệ nhân tạo AI như là cú hích mới cho hoạt động báo chí, đó là những tiện dụng cho nhà báo, phóng viên. Theo ông điều quan trọng nhất để AI mang lại hiệu quả là gì?
- Giờ đây mỗi chúng ta khi nhắc đến AI sẽ nghĩ đến vấn đề tự động hóa, đó là những robot giúp làm thay nhà báo, phóng viên trong những công việc từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến “câu chữ” tốn kém rất nhiều thời gian. Nhưng bản chất thì không hẳn như vậy, AI chỉ có giá trị khi có dữ liệu đầu vào, đó là data, các dữ liệu cần được “nuôi” lớn thì AI mới phát huy được khả năng của nó. Chúng ta đặt một câu hỏi, một nội dung phỏng vấn cho AI mà không có kho dữ liệu đầu vào để AI trả lời thì sẽ trở thành vô dụng. Đối với mỗi công ty, việc nghiên cứu phát triển công nghệ AI nếu muốn chuyển hoá thành công cụ hỗ trợ báo chí truyền thông thường phải nghĩ tới việc giải bài toán về đầu vào và đầu ra cho nội dung.
Phạm Tấn Anh Vũ - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Công ty Cổ phần Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam VAIS hướng dẫn phóng viên kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác nghiệp báo chí.
Tương tự, để tạo ra một tác phẩm báo chí thì cần phải thực hiện phỏng vấn, quay phim, đi thực tế, dùng thử… trải qua các công đoạn mới tạo ra được tác phẩm báo chí. Do vậy, công ty chúng tôi đã phải xây dựng những công cụ, hệ thống thu thập dữ liệu từ năm 2018 cho đến nay. Chẳng hạn, chúng tôi có công cụ tổng hợp giọng nói, bao gồm các âm thanh, cách phát âm của người Việt Nam với ngôn ngữ tiếng Việt ở cả 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam và có thể chuyển sang định dạng ngôn ngữ thường gõ bài trên máy vi tính.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng công cụ trí tuệ thứ hai đó là tổng hợp các thông tin từ rất nhiều dữ liệu đầu vào, sau đó hệ thống tự động tóm lược những nội dung chính, biết được đâu là nội dung quan trọng nhất.
+ Ông có thể lấy một số ví dụ cụ thể về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác nghiệp của nhà báo được không?
- Khi phóng viên, biên tập viên tham dự một hội nghị, hội thảo, có rất nhiều ý kiến về một chủ đề và phóng viên ghi âm bằng điện thoại. Một cuộc họp hay cuộc phỏng vấn như vậy kéo dài từ 3- 4 tiếng, khi đó AI sẽ tổng hợp và dịch toàn bộ buổi thảo luận thành văn bản tương đương 60 trang giấy A4. Thông thường, để bóc băng ghi âm 3-4 tiếng, theo cách làm truyền thống thì phóng viên cần khoảng 8 tiếng để xử lý văn bản. Còn nếu áp dụng AI xử lý thì chỉ mất khoảng 20 phút là sẽ có toàn bộ văn bản nội dung của buổi trò chuyện phỏng vấn, hội nghị nêu trên. Thậm chí, AI cũng có thể trở thành công cụ giúp tóm tắt toàn bộ nội dung. Từ đó AI sẽ tự viết ra nội dung chính trong một thời gian ngắn về chủ đề chúng ta đang quan tâm hay có yêu cầu.
Để ứng dụng trở nên thực tiễn hơn, hiện nay chúng tôi đang hướng dẫn cho các cán bộ hội viên, nhà báo, phóng viên ở các cơ quan báo chí ở địa phương trực tiếp tác nghiệp. Họ có thể ứng dụng được các công cụ dùng AI xử lý thay thế cho các nghiệp vụ báo chí truyền thống như bóc, đổ băng từ âm thanh, phim video, giúp rút ngắn thời gian, giải phóng sức lao động cho những tác vụ xử lý nội dung đầu vào truyền thống. Dùng AI sẽ làm thay đổi cách làm, cách tác nghiệp truyền thống của họ, không còn tình trạng chờ đợi để có tin tức, lãng phí thời gian để bóc băng ghi âm… hoặc vừa kết thúc livestream thì văn bản cũng đã đến tay. Tất cả mọi người dễ dàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trực tiếp ngay vào trong công việc.
Ngoài việc thay đổi tư duy còn lựa chọn đối tượng bắt nhịp để chuyển đổi số
+ Báo chí đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi cơ quan báo chí không chỉ cạnh tranh thông tin trong nước mà còn cạnh tranh với cả cơ quan báo chí quốc tế, vậy AI sẽ hỗ trợ các tòa soạn như thế nào?
- Chúng tôi đang hỗ trợ cho các tòa soạn về phát triển nội dung theo hướng toàn cầu hóa, nghĩa là đưa sản phẩm báo chí trong nước đến với công chúng trên toàn cầu chứ không chỉ dừng lại ở trong nước. Chẳng hạn khi đã có một nội dung phỏng vấn gốc bằng tiếng Việt thì không dừng lại ở đó, nội dung gốc có thể được chuyển hoá qua một giọng đọc và nhân vật tự tạo, tạo ra một MC ảo, giúp đọc lời bình toàn bộ nội dung gốc. Ngoài ra, MC ảo sẽ đa năng hơn, có thể là một bản tin cho báo mạng hoặc bản tin truyền hình, có thể đọc lời bình được 60 ngôn ngữ kèm phụ đề khác nhau. Ví dụ: Đọc lời bình tiếng Hoa, phụ đề tiếng Anh, hoặc nói tiếng Anh phụ đề tiếng Việt…
Thực tế cho thấy, xu hướng của báo chí là toàn cầu hóa, độ lan tỏa của thông tin đến công chúng không chỉ dừng lại ở trong một quốc gia mà còn nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta không chỉ có lượt view cho tin bài đó ở trong nước mà còn lấy được lượng view bạn đọc ở nhiều quốc gia.
+ Theo ông, hiện nay các cơ quan báo chí cần có những bước đi sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để tận dụng được những thành quả mà AI mang lại?
- Đối với việc ứng dụng AI vào hoạt động ở tòa soạn, đầu tiên nên hướng vào đối tượng cán bộ phóng viên trẻ, chuyển đổi số thường phù hợp với lớp người từ 35 tuổi trở lại. Những người trên 35 tuổi sẽ chậm thích ứng, khó bắt nhịp với các thói quen mới. Thông thường, các toà soạn sẽ ưu tiên vào thế hệ kế thừa, thậm chí nhiều tòa soạn còn tập trung vào thế hệ Gen Z, bởi vì thực tế thế hệ trẻ sẽ ngày càng ứng dụng công nghệ nhiều nhất.
Nhiều tòa soạn vừa ứng dụng công nghệ mới vừa giữ các quy trình sản xuất cũ, dần dần thay thế công nghệ mới. Các đài phát thanh truyền hình ở địa phương phát triển hai loại hình, một là loại hình tin chính thống và loại hình còn lại là bản tin trên các nền tảng số như: tiktok, youtube, facebook… Như vậy, chuyển đổi số ngoài vấn đề thay đổi tư duy còn lựa chọn đối tượng bắt nhịp để chuyển đổi số. Thay đổi đó bắt nguồn từ từng người, từng phòng ban, sau đó sẽ là thay đổi cả tòa soạn, sau khi đã thay đổi được mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để tạo ra những sản phẩm báo chí mới, hiệu quả sẽ thay đổi nhanh chóng.
AI có thể đo lường được sự phát triển, thậm chí so sánh được sự thay đổi của từng cá nhân, trước và sau khi họ ứng dụng các công cụ của AI. Biết được thời gian hoàn thành và tạo ra tác phẩm báo chí chất lượng ra sao so với trước đây. Hiệu suất công việc có thể tăng lên 20% - 30% trong cùng một thời gian. Phóng viên có thể đi được nhiều chương trình trong ngày hơn thay vì chỉ đi một địa điểm, một hội nghị, hội thảo như trước.
+ Báo chí dữ liệu là một phần không thể thiếu trong hoạt chuyển đổi số báo chí, theo ông, AI sẽ có vai trò như thế nào?
- AI có thể tổng hợp các bài viết trong quá trình phát triển nhiều năm của một tờ báo, đó chính là phát triển báo chí dữ liệu, tư liệu. Ví dụ chủ đề về một ngân hàng nào đó, thì toàn bộ hàng trăm bài viết về ngân hàng đó có thể được thống kê với tít và link bài cụ thể. Nếu mở rộng phạm vi khi sử dụng công cụ này sẽ kết hợp được vấn để bảo mật và giữ bản quyền ở các tờ báo và trở thành một “đặc sản” chỉ có tờ báo đó cung cấp. Nhờ vào việc tổng hợp thông tin nên AI có thể lưu giữ các nội dung dữ liệu theo từng lớp thời gian, chủ đề khác nhau, điều này tạo ra bằng chứng rõ ràng và sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro phát sinh cho những người làm báo khi vướng vào các vụ thưa kiện viết bài không đúng sự thật.
Khác với ChatGPT, tất cả các công cụ AI mà công ty chúng tôi đang tập huấn cho các phóng viên, biên tập viên đều do các kỹ sư người Việt sáng tạo ra. Họ đều xây dựng, phát triển trên các hệ thống lập trình, tư duy và dữ liệu từ người Việt. Điều này cũng đảm bảo được tính an toàn lâu dài, bền vững cho toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn như công cụ bóc băng phải được xử lý nhận dạng từ dữ liệu âm thanh hơn 5.000 giờ của người Việt 3 miền Bắc – Trung – Nam để từ đó mới có thể tạo ra được “bản dịch” văn bản tiếng Việt chỉ dành riêng cho người Việt.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao 70.574,2 m2 đất tại các phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh, quận Long Biên cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa.
(CLO) Ngày 27/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) phối hợp cùng Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung", đồng thời giới thiệu dự án thí điểm token hóa quỹ ETF tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(CLO) Chiều 27/3, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ và cắt băng khánh thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh. Hai công trình trọng điểm này là món quà ý nghĩa chào mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh.
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
(CLO) Chiều ngày 27/3, tại nhà thi đấu Gia Lâm (TP Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Pickleball Legends Tour 2025 với sự góp mặt của các ngôi sao pickleball như Andre Agassi, Ben Joins...
(CLO) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận đầu năm 2025, triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho quý 2 năm 2025. Hội nghị được chủ trì bởi ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM cùng các Phó trưởng Ban.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Skoda Auto xem xét các cơ hội hợp tác để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Skoda và Volkswagen, nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
(CLO) Chiều ngày 27/3, Ban Giám khảo Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành chấm chung khảo các tác phẩm tham gia giải.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó lan rộng đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ trời chuyển rét xuống 15-18 độ, Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ, trời có mưa rào rải rác.
(CLO) USAID bị đình chỉ khiến hàng loạt tổ chức phi lợi nhuận ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng, đẩy những nhóm dễ bị tổn thương vào tình thế nguy hiểm.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận đầu năm 2025, triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho quý 2 năm 2025. Hội nghị được chủ trì bởi ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM cùng các Phó trưởng Ban.
(CLO) Chiều ngày 27/3, Ban Giám khảo Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành chấm chung khảo các tác phẩm tham gia giải.
(CLO) Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.
(NB&CL) Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
(CLO) Chiều 26/3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội).
(CLO) Tại buổi làm việc với 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao vai trò tiên phong của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền và tinh gọn bộ máy.
(CLO) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 26/3, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiến hành thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
(CLO) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, truyền hình không còn là một phương tiện truyền tải thông tin truyền thống, hiện nay và cả trong tương lai trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay đổi hoàn toàn cách sản xuất và truyền tải nội dung các chương trình truyền hình.
(CLO) Ngày 25/3, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Phó Tổng Giám đốc Ngô Minh Hiển đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của nhóm Đại sứ các nước G4 (gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ).