Dịch Covid-19 tại Anh:

Chuyện những người vô gia cư Anh bị bỏ lại phía sau

Thứ bảy, 18/04/2020 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) "Chúng tôi bị bỏ lại một mình. Thật tốt khi chính phủ từng nói sẽ chi ra hàng triệu bảng để không ai phải ngủ ngoài đường. Nhưng họ không làm như đã cam kết. Chúng tôi là những người bị bỏ rơi", Soren Birch, một người vô gia cư nói với hãng tin Independent.

Khi Anh phong tỏa vào ngày 27/3, chính phủ nước này cam kết tất cả người vô gia cư sẽ có chỗ ở trong 2 ngày sau đó. Nhưng hàng trăm người vẫn bị bỏ rơi trên đường phố, theo thống kê từ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Tithi Luadthong

Khi Anh phong tỏa vào ngày 27/3, chính phủ nước này cam kết tất cả người vô gia cư sẽ có chỗ ở trong 2 ngày sau đó. Nhưng hàng trăm người vẫn bị bỏ rơi trên đường phố, theo thống kê từ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Tithi Luadthong

Những người yếu thế 

Khi nước Anh chuẩn phong tỏa chống dịch, Tom đang ngồi ở trong quán rượu tại Kingston với chiếc bao đeo trên vai, trong đó chứa tất cả những gì ông có. Tom nhớ lại lần đầu nghe được thông tin phong tỏa, "Lúc đó tôi đã cười, nhưng chỉ vài ngày sau, tôi nhận ra rằng, tôi sẽ sạc điện thoại thế nào? Tôi sẽ tắm rửa, giặt giũ ra sao?". 

Người đàn ông Scotland đã phải ngủ trên đường phố London trong 5 tuần kể từ khi mất việc tại một công trình do tai nạn lao động. Ông từng sống qua ngày ở các quán rượu, quán cà phê để giữ ấm và ngủ trên những chuyến xe buýt xuyên đêm. Nhưng đại dịch đã cuốn đi hết những thứ đó khi các hàng quán, dịch vụ phải đóng cửa.

"Tôi đã từng ngủ lướt trên những chuyến buýt đêm. Chỉ cần chọn một tuyến dài và có tiền trong thẻ Oyster (một loại thẻ tại Anh), như vậy khác gì tôi có một mái nhà đâu. Nhưng nhiều tài xế bắt đầu tỏ ra lo lắng. Một vài trong số họ đã từ chối bạn vì rõ ràng bạn không phải là lao động thiết yếu- người vẫn cần phải di chuyển khi đang phong tỏa".

Bây giờ, Tom cả ngày lẩn trốn trong công viên hoặc lang thang trên các đường phố ở London. Là người chưa từng rơi vào cảnh vô gia cư trước đó, Tom mô tả những gì gặp phải thời gian ngắn qua là “một cơn bão cuộc đời". 

Eamon Desmond, 45 tuổi, cảm thấy sốc khi thành viên hội đồng địa phương ở Ealing đã tới và mang bạn của ông Michael John Bates, 51 tuổi, đến ở một khách sạn, và bỏ lại Eamon cùng hai người nữa. Ảnh: Andrew Mcleay

Eamon Desmond, 45 tuổi, cảm thấy sốc khi thành viên hội đồng địa phương ở Ealing đã tới và mang bạn của ông Michael John Bates, 51 tuổi, đến ở một khách sạn, và bỏ lại Eamon cùng hai người nữa. Ảnh: Andrew Mcleay

Cũng như Tom, Eamon Desmond, 45 tuổi, cũng là một người gia cư tại Anh. Ông đã cảm thấy sốc khi thành viên giới chức địa phương ở Ealing đã tới và mang bạn của ông Michael John Bates, 51 tuổi, đến ở một khách sạn, và bỏ lại Eamon cùng hai người nữa - dù họ đã cùng nhau yêu cầu được cung cấp chỗ ở.

Eamon nói: ”Chúng tôi ngồi chờ nhóm cứu trợ cùng nhau, nhưng họ chỉ trợ giúp một người trong đó. Tôi hỏi họ trường hợp của tôi thì sao? Nhưng họ mặc kệ và bỏ đi. Chúng tôi có 4 người ở cùng nhau nhưng giờ họ chỉ hỗ trợ một người trong đó, bạn tôi bây giờ vào ở khách sạn và tôi vẫn phải lang thang ngoài đường. Tôi đã đợi hơn hai tuần rồi vẫn vậy. Thật tồi tệ! Chính phủ không thực sự quan tâm, họ nói và họ không làm".

Nhiều người vô gia cư bối rối với cách mà các giới chức địa phương quyết định ai sẽ được chuyển vào các nhà ở.

2. Người vô gia cư là một trong những "mắt xích yếu" trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Anh, quốc gia đang là điểm nóng về dịch. Chính phủ Anh cam kết sẽ không để ai phải ngủ lại ngoài đường trong khi phong tỏa toàn bộ Vương quốc. 

Nước Anh đã tìm cách hỗ trợ nhóm người này, bao gồm phối hợp với các giới chức địa phương, tổ chức từ thiện, thiết lập nơi trú ẩn, đo thân nhiệt, cách ly ca nhiễm... Tuy vậy, đây vẫn là một thách thức lớn khi báo cáo từ một số tổ chức từ thiện cho thấy vẫn còn nhiều người vẫn bị bỏ lại trên đường phố.

Soren Birch, 37 tuổi, người vô gia cư sống ở phía Tây London được 3 năm. Ảnh: Sam Riley

Soren Birch, 37 tuổi, người vô gia cư sống ở phía Tây London được 3 năm. Ảnh: Sam Riley

Soren Birch, 37 tuổi, người vô gia cư sống ở phía Tây London được 3 năm, vẫn chưa được sắp xếp chỗ ở dù đã liên hệ với giới chức địa phương. Anh lang thang cả ngày trên các con phố, nơi tiềm ẩn rủi ro nhiễm virus. “Tôi cảm thấy chúng tôi đã bị lãng quên và để mặc kệ cho cảnh sát giải quyết". 

Soren Birch cho rằng các chính phủ không giữ đúng cam kết khi nói cung cấp chỗ ở cho tất cả mọi người, nhưng thực tế rất xa vời.

“Truyền thông giờ này toàn các tin tức tốt. Mọi người đang cách ly tại nhà với đầy đủ tiện nghi, nghĩ rằng: ‘Ồ thật tuyệt vời, chính phủ đã chi hàng triệu bảng để giúp đỡ những người vô gia cư để họ không phải sống trên đường phố', nhưng thực tế, chúng tôi lại bị bỏ rơi", Soren nói.

Hàng nghìn người vô gia cư vẫn sống trên đường phố

Câu chuyện của Tom, Eamon và Soren kể trên chỉ là một trong hàng nghìn người vẫn phải ngủ ngoài đường trong lúc đại dịch bùng phát, bất chấp những cam kết của chính phủ gần ba tuần trước rằng những người vô gia cư trên đường phố sẽ được cung cấp chỗ ở.

Nhiều giới chức địa phương không thể đáp ứng được do thiếu kinh phí từ chính phủ Anh hoặc không thể thực hiện các quy trình cần thiết để đảm bảo chỗ ở đầy đủ cho mọi người.

Andrew Mcleay, quản lý bếp ăn từ thiện miễn phí cho người vô gia cư nói: “Ngày thường những người vô gia cư vẫn có thể tồn tại trên đường phố, nhưng bây giờ họ không thể kiếm được đồ ăn và không xin được tiền. Họ không còn ai hỗ trợ. Đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus corona. Điều này thật đáng sợ”.

Người vô gia cư bị bỏ rơi không cách nào khác là ngủ trong các thùng rác.

Người vô gia cư bị bỏ rơi không cách nào khác là ngủ trong các thùng rác.

Giới chức Anh từ chối cho biết con số cụ thể về số người đã được cung cấp chỗ ở trên toàn quốc. Tuy nhiên, tổ chức từ thiện Crisis ước tính vẫn còn khoảng 1.000 người vẫn đang ngủ trên đường phố.

Matt Downie, giám đốc chính sách và đối ngoại Crisis cho biết, nguyên nhân chính là do cách tiếp cận không nhất quán của các giới chức địa phương và thiếu hướng dẫn từ chính phủ nước này.

Matt nói rằng nhiều giới chức địa phương áp dụng cứng nhắc các quy tắc gây khó cho người vô gia cư.

“Chúng tôi cần một thông điệp rõ ràng từ chính phủ rằng, biện pháp y tế công cộng này là một phản ứng về sức khỏe cộng đồng và do đó, các quy tắc vô gia cư bình thường không nên cứng nhắc áp dụng”, ông nói thêm.

Alex Norris thuộc tổ chức từ thiện Glass Door cũng có những lo ngại này khi cho rằng phần lớn các giới chức địa phương đang tạo ra những trở ngại không đáng có với người dân cần hỗ trợ nhà ở.

Họ khó khăn tìm thực phẩm bỏ sót để ăn, sống qua ngày. Ảnh: Biffa

Họ khó khăn tìm thực phẩm bỏ sót để ăn, sống qua ngày. Ảnh: Biffa

Nhiều nơi, giới chức địa phương còn yêu cầu người vô gia cư phải điền vào mẫu đơn có sẵn trên mạng và gửi cho họ xét duyệt.

Khi nộp đơn online, bạn cần địa chỉ mail, trong khi những người vô gia cư lấy đâu ra Internet, làm gì có thời gian để ngồi xuống và nhập vào mẫu đơn; một số người cao tuổi có trình độ thấp họ không thể làm được, điều này không hợp lý ngay cả những lúc thông thường chưa kể là những lúc dịch bệnh thế này", Alex lo ngại.

Alex còn gặp phải một số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus Corona và giới chức địa phương từ chối hỗ trợ, vì vậy những người có khả năng đã nhiễm bệnh này bị bỏ lại trên đường phố. Alex dự đoán rằng trong những tuần tới có khả năng sẽ có một làn sóng vô gia cư thứ hai. 

Dù chính phủ Anh đã cung cấp 3,2 triệu bảng để hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc trợ giúp những người này nhưng Hiệp hội chính quyền địa phương (LGA), đại diện cho các giới chức ở Anh, nói rằng thế là chưa đủ cho một nhiệm vụ lớn như vậy.

David Renard, phát ngôn viên LGA, cho biết: “giới chức đã rất nỗ lực để giúp những người vô gia cư không phải ngủ ngoài đường kể từ khi dịch bùng phát. Nhưng họ cần hỗ trợ thêm từ chính phủ để tìm thêm chỗ ở, thuê thêm nhân viên và hỗ trợ nhu yếu phẩm cho những người này".

Công ty quản lý chất thải Biffa đang kêu gọi ngăn chặn việc người vô gia cư ngủ trong các thùng rác vì có thể bị tử vong do máy móc xử lý chất thải. Ảnh: Biffa

Công ty quản lý chất thải Biffa đang kêu gọi ngăn chặn việc người vô gia cư ngủ trong các thùng rác vì có thể bị tử vong do máy móc xử lý chất thải. Ảnh: Biffa

Đại dịch phơi bày vết nứt xã hội

Giới chức Anh bao gồm chính quyền Trung ương và các hội đồng địa phương đã rất cố gắng để hỗ trợ những người vô gia cư để họ không phải ngủ lại ngoài đường trong lúc dịch hoành hành. Nhưng thực tế, những trường hợp như Tom, Eamon và Soren vẫn còn rất nhiều.

Phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết, phần lớn những người ngủ trên đường phố đã được cung cấp chỗ ở an toàn. 

“Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa chính phủ và với chính quyền địa phương, các nhà cung cấp y tế và các tổ chức từ thiện - được hỗ trợ bằng 1,6 tỷ bảng tài trợ của chính phủ để giúp các giới chức phản ứng với đại dịch, bao gồm hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất”.

Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những vết nứt trong xã hội, những gì tầng lớp dễ bị tổn thương nhất trong xã hội phải đối mặt không có gì mới, vẫn chồng chất khó khăn. Đại dịch không phân biệt giàu nghèo, và những người sống cảnh màn trời chiếu đất lại càng chật vật hơn.

Các tổ chức từ thiện tại Anh hy vọng rằng qua cuộc khủng hoảng dù kết quả cuối cùng như thế nào, thì ít nhất sẽ khiến xã hội Anh có nhận thức rõ ràng hơn về tình trạng khốn khó của những người nghèo và vô gia cư, để cùng chung tay hỗ trợ nhóm người yếu thế này.

Mục đích cuối cùng là không có ai bị bỏ lại phía sau ngay cả trong những lúc bình thường, chứ không phải chỉ khi đại dịch xuất hiện.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế