Tọa đàm và Trưng bày với chủ đề “Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Chuyển tải thông điệp về hòa bình, ý chí độc lập dân tộc thống nhất đất nước

Thứ tư, 14/12/2022 22:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày với chủ đề “Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”… nhằm chia sẻ những thước phim, hình ảnh lịch sử cũng như khẳng định vai trò của báo chí trong chiến dịch.

Tôn vinh các nhà báo tác nghiệp trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, đế quốc Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B-52 vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố ở miền Bắc, nhằm giành thắng lợi áp đảo về quân sự, làm xoay chuyển tình thế trên bàn đàm phán tại Paris có lợi cho Mỹ.

Nhưng với sự đồng lòng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18/12 đến 29/12/1972), quân và dân miền Bắc đã tiến hành Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Chiến thắng này cũng buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ký kết Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước.

Để góp phần làm nên chiến thắng này còn phải kể đến nỗ lực không nhỏ của nhiều nhà báo phóng viên, quay phim ở cơ quan báo chí. Trong một thời gian dài họ đã xung kích, không ngại hiểm nguy, hòa mình vào cuộc chiến lịch sử của dân tộc, thông tin, cổ vũ những chiến thắng, tham gia mạnh mẽ vào việc động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia đấu tranh.

chuyen tai thong diep ve hoa binh y chi doc lap dan toc thong nhat dat nuoc hinh 1

Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã ghi lại tội ác của giặc Mỹ ném bom hủy diệt phố Khâm Thiên, Hà Nội trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", tháng 12.1972 (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

Với những ý nghĩa lớn lao đó và nhân dịp Kỷ niệm 50 năm chiến thắng này Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ Tọa đàm và Trưng bày với chủ đề “Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là chương trình đầu tiên tôn vinh các nhà báo tác nghiệp tại sự kiện Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, cũng là lần đầu tiên Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

Mặc dù tư liệu không nhiều như một số bảo tàng quân sự khác, nhưng Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã cố gắng sưu tầm, lựa chọn một số hiện vật có giá trị. Cùng đó, Bảo tàng đã thực hiện tìm kiếm, lên danh sách những nhà báo (Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân Dân, TTXVN, Đài Tiếng nói Việt Nam...) đã tác nghiệp vào thời điểm lịch sử để tìm kiếm những bức ảnh, video mà các nhà báo tác nghiệp quay phim, chụp ảnh trong thời gian đó.

Ngoài ra, Bảo tàng Báo chí Việt Nam còn sưu tầm lựa chọn những ấn phẩm, tài liệu gốc là các tờ báo được phát hành trong 12 ngày đêm lịch sử, những tờ báo đưa tin chiến thắng đến mọi miền tổ quốc và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó còn giới thiệu những thước phim ghi lại cuộc chiến đấu ngoan cường, anh dũng, tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ của các lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Thạc sĩ Thân Quang Minh - cán bộ Bảo tàng chia sẻ: Ngoài việc trưng bày chúng tôi còn tổ chức tọa đàm để các nhà báo lão thành, phóng viên chiến trường và có cả những người trực tiếp tham gia chiến đấu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng chia sẻ về những kỷ niệm, những ký ức hào hùng một thời. Để công chúng có thể được nghe các câu chuyện từ chính những người trong cuộc kể lại về thời gian tác nghiệp đầy gian khó, trong hiểm nguy đó.

chuyen tai thong diep ve hoa binh y chi doc lap dan toc thong nhat dat nuoc hinh 2

Vách trưng bày với chủ đề “Báo chí xung trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”…

“Có các vật trưng bày như máy ảnh, đồ tác nghiệp của các nhà báo vào thời điểm đó, những đồ dùng được chế tạo từ xác máy bay… Có một vách riêng nói về báo chí thế giới ủng hộ Việt Nam, phản đối chiến tranh ủng hộ hòa bình cho Việt Nam. Năm nay chúng tôi cũng mời đại diện Đại sứ Nga tại Việt Nam đến dự sự kiện, để nhớ về đến thời điểm mà đất nước ta nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nước bạn…”, Thạc sĩ Thân Quang Minh thông tin thêm.

Hồi ức những ngày tác nghiệp lịch sử

Có thể nói Tọa đàm và Trưng bày với chủ đề “Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tới đây là hoạt động lớn trong năm, không chỉ tôn vinh lực lượng vũ trang quân đội Việt Nam, lực lượng tuyến đầu trong chiến dịch 12 ngày đêm mà còn thể hiện lòng biết ơn những chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Qua triển lãm lần này, một lần nữa công chúng sẽ biết rõ hơn đằng sau những thước phim, những hình ảnh lịch sử, những mất mát hy sinh của các nhà báo, những người làm nên chiến thắng chung của dân tộc. Bên cạnh đó, đội ngũ người làm báo thời kỳ đó còn phản ánh những chân thực việc xâm phạm bầu trời lãnh thổ Việt Nam để ném bom gây thiệt hại về người và nhà cửa.

Những hình ảnh được phát đi của báo chí thời kỳ này đã góp phần tạo nên thành công của công tác thông tin đối ngoại, đưa thông tin ra thế giới, giúp cho phong trào phản chiến trên thế giới được diễn ra mạnh mẽ, hơn bao giờ hết.

chuyen tai thong diep ve hoa binh y chi doc lap dan toc thong nhat dat nuoc hinh 3

Máy bay B-52 Mỹ ném bom Thủ đô Hà Nội, tháng 12/1972 (Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng B-52)

Cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam Nguyễn Văn Ba - phụ trách việc trưng bày lần này cho biết: Điểm nhấn lần này chúng tôi mong muốn là khẳng định vai trò của báo chí với chiến dịch, đã có rất nhiều nhà báo tham gia vào các điểm nóng, những trận địa, khu vực cao nhất ở nội thành để chụp ảnh, quay phim đưa tin về chiến dịch.

Tọa đàm và trưng bày lần này công chúng sẽ biết đến những nhân vật, sự kiện như: bút máy, sổ tay ghi chép của nhà báo Hoàng Tùng vào năm 1972, thời điểm mà ông còn làm báo, duyệt nội dung bản thảo ở dưới hầm trú ẩn 12 số báo của báo Nhân dân và Quân đội nhân dân, hình ảnh của các nhà báo ở TTXVN chụp ảnh trong chiến dịch này, cũng đều được trưng bày giới thiệu lần này.

Tham gia buổi Tọa đàm và Trưng bày lần này có Nhà báo, Nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng - thế hệ quay phim trưởng thành từ Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông là tác giả của thước phim máy bay B52 của Mỹ bốc cháy rực trời Hà Nội. Suốt cuộc đời cống hiến cho nghề báo, ông đã để lại những thước phim tư liệu vô giá cho lịch sử dân tộc.

Theo Nhà báo Phạm Việt Tùng, để quay được hình ảnh máy bay B52 bay và máy bay bị bắn hạ buộc người phóng viên phải tính toán rất kỹ, B52 luôn bay ở độ cao lớn, thường bay vào ban đêm, trời mùa đông thường có mây. Để quay được phóng viên cũng phải biết được hướng tên lửa bay lên, vì thế phải tính toán tìm điểm cao nhất để quay. Tuy nhiên vào thời điểm đó ở Hà Nội nhà cao tầng rất ít, buổi sáng mỗi phóng viên đi tìm các điểm đặt máy cao nhất, đến tối khi nghe tin máy bay địch cách thành phố 100km là phải có mặt ở điểm chuẩn bị trước để trực chiến.

“Trước đây Đài chúng tôi lực lượng rất ít, tuy nhiên cũng phải chia ra hai cánh lực lượng sẵn sàng tác nghiệp và một lực lượng khác đi sơ tán, để bảo vệ các máy móc thiết bị phát sóng, việc đi sơ tán còn nhằm giữ được lực lượng, nếu phóng viên quay phim ở chiến trường không may hy sinh thì còn có người khác thay thế” - Nhà báo Phạm Việt Tùng chia sẻ.

Buổi Tọa đàm và Trưng bày “Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” diễn ra vào sáng ngày 15/12 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ là điểm hẹn của lịch sử, chuyển tải thông điệp về hòa bình, ý chí độc lập dân tộc thống nhất đất nước của người Việt Nam. Bên cạnh những hiện vật trưng bày, những thước phim quý còn là những câu chuyện của những người trong cuộc, tất cả sẽ mang đến cho khán giả câu chuyện lịch sử, giàu cảm xúc và ý nghĩa.

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội