Có nên trao quyền xét tốt nghiệp cho các trường THPT?

Thứ tư, 22/04/2020 12:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, hiện tại phương án thi khó thực hiện được thì có thể trao quyền cho các nhà trường xét tốt nghiệp.

Bộ đề xuất thi tốt nghiệp phổ thông

Ngày 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các bộ, ngành trung ương về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.

Tại đây, Bộ GD&ĐT đưa ra phương án về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Theo đó, năm học này sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như các năm mà chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Các trường đại học tự chủ trong vấn đề tổ chức tuyển sinh.

Theo nhiều chuyên gia, năm nay nên tổ chức xét tốt nghiệp phổ thông vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Theo nhiều chuyên gia, năm nay nên tổ chức xét tốt nghiệp phổ thông vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Nguyên tắc của thi tốt nghiệp phổ thông là “học gì, thi nấy” để đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo có tính đến việc giảm tải nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đề thi thống nhất trong toàn quốc (1 đề chính, 1 đề dự phòng) với các môn thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh có 1 mã đề thi riêng. Thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019 và lộ trình đổi mới thi cử, đổi mới giáo dục đại học. Việc tổ chức thi giao thẩm quyền cho địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, cần thiết của việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông để có căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên toàn quốc theo đúng chuẩn đầu ra, bảo đảm giáo dục toàn diện, tránh tình trạng học tủ, học lệch, trên cơ sở đó cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc tổ chức kỳ thi cũng nhằm tạo sự minh bạch, công bằng giữa người học trên toàn quốc, là cơ hội để học sinh rèn luyện bản lĩnh thi cử, tạo động lực thi đua cho cả người học, người dạy. Bản chất của kỳ thi này cũng như lộ trình đổi mới thi cử là dần tiến tới là một kỳ thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm yêu cầu tổ chức kỳ thi thật nghiêm túc, khách quan, trung thực và không nặng nề quá mức cần thiết.

Nên xét tốt nghiệp vì tình hình dịch bệnh Covid -19 còn phức tạp

Phương án thi chỉ để xét tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT đang trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Xung quanh việc này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc tách xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học là việc nên làm. Bởi đây là hai kỳ thi khác nhau. Nếu nhập vào một như các năm thì khó đáp ứng được hai yêu cầu. Nhưng nếu vẫn tổ chức kỳ thi xét tốt nghiệp như mọi năm sợ rằng không phù hợp mà nên tổ chức xét tốt nghiệp và giao cho các trường phổ thông.

Dịch bệnh Covid -19 đang phức tạp, chưa thể tiên đoán được như thế nào nên đến tháng 8 chưa chắc đã tập trung được đông người. Trong khi học sinh học trực tuyến nhưng chất lượng không thể bằng học trực tiếp. Cơ sở hạ tầng để học trực tuyến kém, nhiều nơi học sinh không được học đến nơi, đến chốn nên thiệt thòi. Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin để dạy học cũng chưa thành thạo. Do đó nên tổ chức xét tốt nghiệp và trao quyền cho các nhà trường.

Đồng quan điểm, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, không nên tổ chức thi mà tổ chức xét tốt nghiệp và giao cho các nhà trường. Việc thi cử khó thực hiện được vì phải giãn cách xã hội. Còn việc các trường đại học tự chủ tuyển sinh nên ủng hộ. Bởi đó là quyền tự chủ của các nhà trường.

  Minh Triết

Tin khác

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục