Cổ phục Việt Nam và con đường đi vào đời sống đương đại

Thứ năm, 07/05/2020 09:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Có thời, cổ phục Việt Nam vào phim là gây tranh cãi. Bởi hiếm một cách làm bài bản, khoa học của người vừa có tài, vừa có tâm. Có một chàng thanh niên đang làm sống lại những cổ phục Việt và dần đưa được nó vào đời sống ngày nay.

Sự kiện: sông Đuống

Lần đầu tôi gặp Nguyễn Đức Lộc và biết Ỷ Vân Hiên là vào khoảng cuối 2018, tại cuộc gặp gỡ nhóm phóng viên văn hóa tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 5 năm nhóm được thành lập. Ấn tượng ban đầu không có gì đặc biệt ngoài chuyện Lộc quá trẻ.

Theo dõi Ỷ Vân Hiên – Công ty mà Lộc sáng lập – một thời gian, tôi nhận thấy Lộc có cách làm truyền thông về hình ảnh rất bài bản và quá tốt. Tất nhiên, có bột mới gột nên hồ, trước khi tạo ra sự tin cậy về thương hiệu thì bản thân các sản phẩm phải thực sự tốt. Và từng chút một, mỗi ngày, Ỷ Vân Hiên lại mang đến một câu chuyện thú vị về lịch sử, về trang phục và nhiều điều xưa cũ tốt đẹp.

Nguyễn Đức Lộc trong trang phục của Ỷ Vân Hiên.

Nguyễn Đức Lộc trong trang phục của Ỷ Vân Hiên.

Theo dòng chảy lịch sử, văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, thay đổi. Đặc biệt, sau năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của thời đại, những làn sóng cách tân phần nào tích cực vào việc hiện đại hóa đời sống của con người, tuy nhiên, mặt trái của nó là khiến cho văn hóa truyền thống và văn hóa cung đình bị mai một.

Trong bối cảnh ấy, với mong muốn giữ được những giá trị cốt lõi – những nét đẹp đặc trưng của văn hóa Việt trên con đường hội nhập văn hóa toàn cầu, Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên ra đời.

Ỷ Vân Hiên đã tập hợp được một đội ngũ nhân viên trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ. Mục tiêu mà Ỷ Vân Hiên hướng tới là nghiên cứu chuyên sâu vào các lĩnh vực nghệ thuật, trang phục, ẩm thực và các nghi lễ truyền thống trong cung đình cũng như trong dân gian, sau đó phục dựng lại chúng, nhằm thương mại hóa, phục vụ phổ quát cho du lịch và cộng đồng, giúp cho những nét đẹp đó đến được với công chúng trong và ngoài nước.

Cho đến nay, người ta nhắc đến Ỷ Vân Hiên bởi việc phục dựng những trang phục thời Nguyễn và nó đã bắt đầu đi vào đời sống. Đình đám nhất trong các sự kiện của Ỷ Vân Hiên có thể kể tới là sự kiện đơn vị này hợp tác với nhà sản xuất phim “Phượng Khấu” - Bộ phim tập trung vào giai đoạn bảy năm trị vì của vua Thiệu Trị (từ năm 1841 tới năm 1847), cung cấp toàn bộ trang phục cho đoàn làm phim này.

Một trong những cơ may trong hoạt động của chàng trai Nguyễn Đức Lộc là đã tìm gặp được người trong hoàng thất nhà Nguyễn – Mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ.

Mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ sinh năm 1923, là một trong số những nhân vật thuộc hoàng thất của triều đại cuối cùng, đồng thời cũng là một trong số những nhân vật hiếm hoi sống qua ba thời kỳ, từ quân chủ tới Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mỗi một thời đại đều khắc lên cuộc đời mệ những dấu ấn nhất định.

Áo Nhật Bình.

Áo Nhật Bình.

Sinh ra trong gia đình hoàng tộc, nhưng mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ không hề được hưởng cuộc sống xa hoa hay sung túc bởi ông thân là Nguyễn Phúc Hồng Dẫn mắc tội khi khởi nghĩa Duy Tân thất bại, bị đày về Hương Cần làm thuốc bắc. Ngược lại, mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ phải quán xuyến công việc trong nhà, học may vá, bốc thuốc và chăm sóc gia đình từ rất sớm. Đôi lúc có đại yến, mệ cũng được xá miễn, đưa vào Tử Cấm Thành để tham dự. Thiên phú về đường kim mũi chỉ của mệ được bồi dưỡng trong thời gian này.

Biến động lịch sử, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ – với thân phận là chắt nội của vua Minh Mạng, sau khi Đức Từ Cung rời khỏi Tử Cấm Thành – đã nhận nhiệm vụ tới chăm sóc bà. Mệ lo việc bánh mứt, nấu ăn cho đến một ngày Đức Từ Cung nhận thấy gối được để trên ban thờ đã sứt chỉ cả, bèn hỏi rằng mệ có thể làm được loại gối này không. Mệ trả lời: “Chỉ cần giữ cho đường may ngay ngắn là được”. Sau đó, số gối này được mệ may lại, một số đưa vào nội thất thờ cúng, một số phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày…

“Lần đầu làm có thể không được ngay gối, lại làm tiếp, lần thứ hai, thứ ba thì mọi việc đều hoàn hảo. Quan trọng là đường may phải ngay ngắn, làm người cũng thế” – Mệ chia sẻ.

Nghe những câu chuyện mà mệ kể lại, về tường thành điện các, về sự vương giả xa hoa mà mệ từng chứng kiến – dù ít ỏi – bởi thân phận thất thế. Đặc biệt là về chiếc gối xếp được làm tỉ mỉ, tinh xảo. Từng là một trong số những vật dụng được sử dụng hằng ngày thời xưa nhưng tới nay, hình ảnh chiếc gối xếp hầu như đã biến mất trong ký ức của nhiều người, để dẫn tới sự mai một. May mắn thay, mệ đã giúp đội ngũ Ỷ Vân Hiên đào tạo lại thế hệ kế cận, để loại gối đặc biệt này ngày một phổ biến hơn, trở lại trong sinh hoạt và các nghi thức tâm linh.

Với niềm đam mê văn hóa cổ truyền, con đường mà Ỷ Vân Hiên tìm tới mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ cho đến khi mệ trở thành nghệ nhân chính của Công ty cũng như một cái duyên được an bài.

Nói về những điều mình đã và đang làm, Nguyễn Đức Lộc chia sẻ: “Phải có người thiết kế đủ tâm và đủ tầm, hiểu trang phục truyền thống đẹp ở đâu để dù có kết hợp những cái mới, kỹ thuật may mới nhưng vẫn giữ được tinh hoa truyền thống trang phục của người Việt. Có như vậy, khi đứng giữa cộng đồng quốc tế, người ta thấy ngay đó là trang phục của người Việt. Tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng yêu văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói riêng, yêu văn hóa cổ truyền của thế giới nói chung. Bởi hiểu rõ được quá khứ, chúng ta mới có thể xây dựng được hiện tại và hướng tới tương lai. Xây dựng thương hiệu Ỷ Vân Hiên đúng với mục tiêu và khẩu hiệu: Cựu kiến tân, nơi tương lai được kiến tạo từ quá khứ”.

Áo Giao lĩnh.

Áo Giao lĩnh.

Nhận xét về Lộc, nhà nghiên cứu lịch sử Trần Quang Đức - tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” thì nói: “Nguyễn Đức Lộc có đủ nhiệt huyết và sự tỉ mẩn của một người làm nghề. Hơn thế, với tinh thần đương đại cởi mở, cùng với niềm đau đáu với nét đẹp vàng son của một thời quá vãng, Nguyễn Đức Lộc đang chứng minh bản thân mình có đủ tâm và tầm. Những việc anh Lộc đã và đang làm, chắc chắn có đóng góp không nhỏ tới việc tái định khung hệ giá trị thẩm mỹ, văn hóa truyền thống Việt Nam”.

Chậm rãi và từ tốn, Ỷ Vân Hiên và Nguyễn Đức Lộc đang mỗi ngày đóng góp một phần vào công cuộc lưu giữ những giá trị truyền thống và hòa mình vào dòng chảy của văn hóa thế giới.

Tử Hưng

Tin khác

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

(CLO) Ngày 23/4, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), UBND xã Ninh Hải đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Thái Vi-lễ hội truyền thống nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn các vị vua Trần và các anh hùng có công với đất nước.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa