Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh:

Cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy trách nhiệm của mình trước Nhân dân

Thứ năm, 26/10/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 44 người ngay đầu kỳ họp thứ 6 và công khai kết quả để cử tri, nhân dân được biết và giám sát. Đây là lần thứ 4 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Lần đầu tiên là năm 2013, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người. Năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 với 50 người. Năm 2018, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 người. Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của những người được lấy phiếu tín nhiệm để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã dành 1,5 ngày để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh và thảo luận từ chiều 24/10 và ngày 25/10.

co so de nguoi duoc lay phieu nhan thay trach nhiem cua minh truoc nhan dan hinh 1

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: toquoc.vn

Theo Nghị quyết 96, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Như vậy, tổng số các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn hiện nay là 49 người. Tuy nhiên, Nghị quyết 96 cũng quy định, những người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Theo đó, có 5 trường hợp sẽ không lấy phiếu tín nhiệm lần này do mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn trong năm 2023, gồm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.

Trong 44 người được lấy phiếu tín nhiệm, có 2 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4; 12 người lấy phiếu lần 2 và 30 người lấy phiếu lần đầu.

Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng với quy định mới, kết quả phiếu tín nhiệm không còn chỉ để tham khảo, mà sẽ là cơ sở để đánh giá, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

co so de nguoi duoc lay phieu nhan thay trach nhiem cua minh truoc nhan dan hinh 2

Bà Yên nhìn nhận, căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm hiện hành cũng chặt chẽ hơn so với trước khi quy định tiêu chí đánh giá tín nhiệm còn xét đến sự gương mẫu, không chỉ của bản thân người được lấy phiếu tín nhiệm mà cả với vợ, chồng, con của họ trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đặc biệt, căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm không chỉ liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, mà tính đến cả tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao…

Trong phát biểu khai mạc kỳ họp sáng 23/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị mỗi đại biểu cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức và bộ máy Nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức

Một trong những tiêu chí được Đại biểu Quốc hội đưa ra trước khi lấy phiếu tín nhiệm là đối với đánh giá bộ trưởng phải so lần lấy phiếu trước, đã có đột phá gì.

Trao đổi trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh) cho biết, lần lấy phiếu tín nhiệm này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt hơn so với những lần trước, đặc biệt khi câu chuyện về cán bộ né tránh trách nhiệm, sợ sai đang diễn ra phổ biến và yêu cầu đặt ra về việc “dám nghĩ dám làm” là rất mạnh mẽ, quyết liệt.

Đánh giá việc lấy phiếu có ý nghĩa rất quan trọng, ông An cho rằng, ngoài việc thực hiện theo quy trình, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này còn thể hiện đánh giá cao nhất của Quốc hội đối với những vị trí quan trọng của đất nước. Ông kỳ vọng qua đợt lấy phiếu tín nhiệm này sẽ tạo được tính lan tỏa trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt nâng cao tinh thần dám nghĩ dám làm, xử lý những việc khó, những điều mà đất nước và nhân dân kỳ vọng. Theo ông, việc đánh giá cán bộ sẽ cơ bản khắc phục được tính hình thức, bởi trước khi lấy phiếu tín nhiệm, các chức danh được lấy phiếu phải thực hiện nhiều bước, trong đó có báo báo kết quả hoạt động.

Đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu nhiều báo cáo kết quả của những chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Ông An thông tin các báo cáo đều rất thẳng thắn nhìn nhận về những việc đã làm được và chưa làm được. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản cán bộ cũng sẽ được rà soát, đánh giá chặt chẽ, đặc biệt sau việc vừa qua có lãnh đạo bị kỷ luật vì sai phạm liên quan kê khai tài sản.

co so de nguoi duoc lay phieu nhan thay trach nhiem cua minh truoc nhan dan hinh 3

Nhấn mạnh yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm phải thực chất mới có hiệu lực, hiệu quả, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Tạ Văn Hạ cho rằng muốn đạt mục tiêu này, trước hết lá phiếu phải có “chất lượng”. Ông Hạ cho hay: “Lá phiếu chất lượng là lá phiếu công tâm, chính xác và phải thể hiện được tính nghiêm túc, bản lĩnh của người ghi phiếu tín nhiệm. Muốn vậy anh phải có thông tin, có đầy đủ cơ sở để đánh giá thật khách quan, công tâm, có trách nhiệm đối với người được lấy phiếu thông qua từng lá phiếu” - ông Hạ nhấn mạnh.

Ông Hạ cũng lưu ý, việc đánh giá với kết quả công tác của những người được lấy phiếu cũng cần kỹ lưỡng, thấu đáo và toàn diện. Vì có những lĩnh vực, vấn đề phức tạp, cần sự thay đổi nhất định nhưng mức độ thay đổi đó cần đồng bộ trong quản lý nhà nước, trong đầu tư, hay trong chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương như lĩnh vực giáo dục, văn hóa… Đối với đánh giá các bộ trưởng phải so lần lấy phiếu trước với lần này để xem sự thay đổi gì không. Còn với “tư lệnh” mới phải xem từ khi “ngồi vào ghế đó anh đã có đột phá gì”…

Đại biểu Quốc hội phải đánh giá khách quan, công tâm, đa chiều. Nếu dùng tiêu chí chung mà không tính đến các điều kiện đặc thù từng người, từng lĩnh vực thì khó đạt được sự công bằng, khách quan.

 Khánh An

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn