Còn nhiều rào cản khiến mua bán sáp nhập ngành ngân hàng chưa thể bứt phá

Thứ bảy, 17/08/2019 09:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Nguyễn Phi Lân, Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), muốn thu hút nhà đầu tư ngoại, khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, quy định của Việt Nam về mua bán sáp nhập (M&A) phải tiệm cận những thông lệ quốc tế.

Nhiều yếu tố làm giảm sức hút

Muốn thu hút nhà đầu tư ngoại về M&A, Việt Nam phải tiệm cận những thông lệ quốc tế. (Ảnh minh họa)

Muốn thu hút nhà đầu tư ngoại về M&A, Việt Nam phải tiệm cận những thông lệ quốc tế. (Ảnh minh họa)

Tại Diễn đàn M&A 2019 được tổ chức mới đây, các chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, lợi thế về dân số sẽ là cơ hội để dịch vụ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, từ đó sẽ thúc đẩy thị trường M&A trong ngành này phát triển.

Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, Việt Nam có dân số đông và trẻ, các nhu cầu về dịch vụ y tế, giáo dục, bán lẻ, tài chính - ngân hàng... là rất lớn nên các lĩnh vực này luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Trong đó, M&A trong ngành ngân hàng đã diễn ra ngay từ đầu của quá trình tái cơ cấu và hiện vẫn rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù có nhiều điều kiện để thị trường M&A ngành ngân hàng phát triển, nhưng hoạt động này vẫn chưa thể bứt phá vì còn nhiều rào cản. Một trong những nguyên nhân chính được ông Nguyễn Phi Lân, Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nhận diện đó là tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng còn bị hạn chế.

Hiện room ngoại tại các ngân hàng quốc doanh cũng như ngân hàng thương mại cổ phần hầu hết đã kín vì quy định tối đa tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%. Còn đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu cổ phần/nhà đầu tư không được vượt quá 20% vốn điều lệ. Riêng đối với các ngân hàng yếu kém, mặc dù Chính phủ đã “bật đèn xanh” nhà đầu tư ngoại mua 100% vốn, song đến nay, vẫn chưa có thương vụ nào thành công.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng chỉ ra một số yếu tố làm giảm sức hút của thị trường M&A, đó là các quy định pháp luật, quá trình định giá và công bố thông tin giá luôn là rào cản dẫn đến các thương vụ M&A không thành công.

Do đó, muốn thu hút nhà đầu tư ngoại, khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, quy định của Việt Nam về M&A phải tiệm cận những thông lệ quốc tế.

Giải pháp gỡ khó

Mua bán sáp nhập ngân hàng được dự báo sẽ sôi động trong thời gian tới (Ảnh minh họa)

Mua bán sáp nhập ngân hàng được dự báo sẽ sôi động trong thời gian tới (Ảnh minh họa)

Về việc này, TS Võ Trí Thành - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng hiện có nhiều cách tính giá cho thương vụ M&A, như dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tính dòng tiền chiết khấu, xu hướng tương lai và nhiều giá trị vô hình khác. Còn giá ở mức nào phù hợp là do thỏa thuận của hai bên mua và bán.

Tuy nhiên, theo TS Võ Trí Thành, quan trọng nhất vẫn là nhìn vào triển vọng phát triển tương lai của ngân hàng. Ngoài ra, một số yếu tố cộng hưởng khác tạo thêm chất xúc tác cho hoạt động này cũng rất cần thiết, như triển vọng kinh tế nói chung, vĩ mô, sự minh bạch trong hoạt động ngân hàng, room nhà đầu tư nước ngoài sẽ được quyết ở mức nào…

“Do sự nhạy cảm của lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc nới room ngoại sẽ phải thận trọng trên cơ sở đánh giá tổng thể vai trò cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Trước xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc giới hạn room ngoại có thể linh hoạt hơn”, TS Võ Trí Thành đề nghị.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ Dragon Capital đề xuất, room ngoại của các ngân hàng trong nước cần được điều chỉnh từ mức 30% như hiện nay lên 49%, mới tạo điều kiện cho các ngân hàng huy động vốn ngoại.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán VCBS, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu tổ chức tín dụng tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới; đồng thời, theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến năm 2020, có khoảng 14 - 15 ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II và lộ trình tiếp theo sẽ được áp dụng đối với tất cả các ngân hàng, nên áp lực tăng vốn đối với các ngân hàng là không nhỏ.

Vì vậy, một khuyến cáo đã được đưa ra là việc tìm kiếm đối tác ngoại phải được các ngân hàng quan tâm. Đây sẽ là đều kiện để thúc đẩy M&A ngành ngân hàng sôi động trong thời gian tới.

Đức Minh

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp