Công nghệ Deepfake và những tác động đến niềm tin của công chúng

Thứ năm, 03/08/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thời gian gần đây, Deepfake - với khả năng chế tạo ảnh, video với độ chính xác chưa từng có đang gây nhiều tranh cãi và được cho là nguyên nhân của việc lan truyền tin giả.

Báo chí - sản phẩm thông tin của đời sống xã hội cũng không tránh khỏi tác động ấy. Đối diện vấn đề này như thế nào trong bối cảnh ấy là bài toán mà người làm báo đang đặt ra.

Deepfake ngày càng tinh vi gây ra nhiều thông tin sai lệch

Vào cuối tháng 3 vừa qua, các bức ảnh giả với nội dung “cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt” đã thu hút tới hơn 6,4 triệu lượt xem trong một bài đăng trên Twitter. Theo đó, trên mạng xã hội đã lan truyền một loạt những hình ảnh giả mạo cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát bao vây, bắt giữ, bỏ chạy, ngồi buồn thảm trên chiếc ghế trong nhà lao, rồi khoác lên mình bộ đồng phục màu cam của các nhà tù Mỹ... gây hoang mang dư luận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây đều là những hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên gọi Deepfake.

cong nghe deepfake va nhung tac dong den niem tin cua cong chung hinh 1

Với sự cải tiến công nghệ ngày càng tinh vi, nhiều hình ảnh Deepfake lan truyền trong thời gian gần đây khiến người xem dễ dàng tin rằng chúng là thật như: Giáo hoàng Francis mặc áo phao màu trắng thời trang, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đụng độ cảnh sát giữa các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Paris... Và gần nhất, vào cuối tháng 7, những kẻ lừa đảo đã làm giả một video về việc phát thanh viên Loke Wei Sue của hãng tin CNA của Singapore “phỏng vấn” với CEO Elon Musk của Tesla. Các hình ảnh của phóng viên và ông Musk hoàn toàn giả tạo, khi đều bị cắt ghép và lồng tiếng.

Vậy Deepfake là gì? Deepfake là một kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra nội dung giả mạo, chẳng hạn như video hoặc hình ảnh, một cách rất thuyết phục. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để tạo ra các video giả mạo của các nhân vật nổi tiếng, các chính trị gia hoặc các nhân vật trên mạng xã hội, và đặc biệt nó có thể được sử dụng để tạo ra các video giả mạo có nội dung gây tranh cãi, xuyên tạc sự thật hoặc phỉ báng. Đối với báo chí, Deepfake có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể. Với khả năng tạo ra các video giả mạo một cách chân thật, Deepfake có thể dẫn đến việc tin tức giả mạo được lan truyền trên mạng xã hội và các trang tin tức. Điều này có thể gây ra sự hoang mang và đánh mất niềm tin của người dùng đối với các nguồn tin tức truyền thống.

Theo nhà báo Hoàng Đức Long - Trưởng phòng Thông tin chính trị xã hội, Truyền hình Thông tấn Việt Nam, công nghệ Deepfake ngày càng tinh vi gây ra nhiều thông tin trái chiều, thông tin sai lệch. Rất nhiều người hiện nay sử dụng phần mềm trên điện thoại di động biến một người trẻ thành già hay người già thành trẻ cũng sử dụng công nghệ tương tự như vậy. Tác động ngấm ngầm của video giả mạo trên các phương tiện truyền thông xã hội là tạo ra một xã hội thiếu niềm tin, mọi người khó có thể hoặc không còn bận tâm đến việc phân biệt sự thật và giả dối. Khi niềm tin của công chúng bị xói mòn, sự nghi ngờ về các sự kiện cụ thể càng nảy sinh.

Truyền thông xã hội là nền tảng chính dễ phát tán mạnh video giả mạo, gây hoang mang dư luận. Phần mềm Deepfake có thể bị biến thành một thứ vũ khí lợi hại để sản xuất thông tin sai lệch. Video giả mạo dễ dàng được tạo và chia sẻ nhanh chóng, cho phép đạt tới hàng triệu lượt xem chỉ trong vài giây. Deepfake đặt ra một mối đe dọa lớn hơn tin giả thông thường bởi vì video giả mạo khó phát hiện hơn và người xem thường có xu hướng tin vào những gì họ được tận mắt thấy. Truyền thông xã hội hiện đang là nền tảng trực tuyến phổ biến, nhưng khi không thể kiểm soát được video giả mạo, niềm tin của người dùng sẽ bị đánh mất.

Bên cạnh đó, những dạng thông tin giả mạo này còn có thể bôi nhọ danh tiếng của những người nổi tiếng hoặc một tổ chức, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. “Khi Deepfake xuất hiện thì các nhà báo và biên tập viên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và xác minh hình ảnh cũng như nguồn thông tin. Nếu không có sự xác minh chuẩn xác, vô tình thông tin giả sẽ được lan truyền. Điều này vô cùng nguy hiểm. Việc tìm hiểu nguồn thông tin có khả năng làm chậm quá trình báo cáo và xuất bản và cũng đặt ra thách thức cho các phóng viên cần trang bị nhiều kiến thức về xu thế công nghệ mới. Khi Deepfake, machine learning và AI ngày càng phát triển nhanh chóng, điều đó có nghĩa là sự phát triển diễn ra gần như hàng ngày. Do đó, việc cập nhật xu hướng mới nhất của Deepfake là cực kỳ quan trọng đối với nhà báo và biên tập viên”, nhà báo Hoàng Đức Long cho hay.

Sử dụng Deepfake làm sao cho đúng?

Nhắc đến việc đối diện với tình trạng này, nhà báo Hoàng Đức Long khuyến cáo người xem nên chú ý đến những điểm bất thường trong hình ảnh và âm thanh. Điều này có thể bao gồm các cử động khuôn mặt không điển hình hoặc các kiểu chớp mắt và các chỉnh sửa đáng chú ý xung quanh khuôn mặt. Người xem cũng nên nhìn kỹ để xem âm thanh có khớp với chuyển động của môi hay không, âm thanh không nhất quán là dấu hiệu nhận biết video sử dụng Deepfake. Đồng thời lưu ý đến sự thay đổi giọng nói đối với âm thanh. 

Nhà báo Hoàng Đức Long cũng chia sẻ thêm rằng, mặc dù chúng ta đã nói đến những mặt trái của công nghệ này, song, không thể phủ nhận rằng công nghệ Deepfake có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có báo chí. Các nhà báo có thể sử dụng công nghệ Deepfake để tạo lại các sự kiện, mô phỏng các tình huống có thể xảy ra hoặc trực quan hóa các câu chuyện phức tạp một cách hấp dẫn và dễ hiểu hơn. 

cong nghe deepfake va nhung tac dong den niem tin cua cong chung hinh 2

Nhà báo Hoàng Long.

Nhà báo Hoàng Đức Long lấy ví dụ về ngày 27/7 vừa qua, khá nhiều những bức ảnh lịch sử được sử dụng công nghệ Deepfake để khôi phục lại. Có thể kể đến chân dung 10 cô gái Đồng Lộc hay một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã được phục dựng lại bức ảnh của con trai mình là chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi còn rất trẻ.

Điều này có ý nghĩa nhân văn lớn khi tái hiện lại hình ảnh những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, giúp công chúng hiểu hơn về lịch sử cũng như khơi gợi lòng yêu nước, yêu quê hương trong giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đồ hoạ sử dụng Deepfake để minh hoạ lại sự kiện, vụ việc, ví dụ như một vụ cướp, một vụ cháy,... Tuy nhiên, theo nhà báo Hoàng Đức Long, những ứng dụng này phải được sử dụng một cách minh bạch và có hướng dẫn để ngăn chặn việc lạm dụng gây ra hiểu lầm.

Công nghệ Deepfake cũng có thể được sử dụng trong truyền thông và quảng cáo để tạo ra các video quảng cáo hoặc các video truyền thông. Điều này giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức truyền tải thông điệp của mình một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn đến khách hàng hoặc công chúng. Song, việc sử dụng công nghệ Deepfake cần thận trọng và có quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Việc lợi dụng công nghệ này có thể mang lại nhiều rủi ro và thách thức cho xã hội nếu không được quản lý và kiểm soát một cách cẩn thận.

Phải thừa nhận rằng, công nghệ đem lại nhiều thuận lợi cho cuộc sống, đồng thời cũng đặt ra những thách thức khó giải quyết triệt để. AI hiện đang là một công cụ đắc lực cho các hãng thông tấn báo chí để cải thiện hoạt động của mình, nhằm tạo ra một môi trường báo chí trong sạch, chính xác và thấu hiểu công chúng. Tuy vậy, các hãng thông tấn cũng cần hiểu rõ mặt trái của AI, đặc biệt là công nghệ Deepfake nhằm tránh tình trạng phát tán thông tin giả mạo.

Hòa Giang

Bình Luận

Tin khác

Trang tin Cafeland bị phạt 25 triệu đồng, tước giấy phép 3 tháng

Trang tin Cafeland bị phạt 25 triệu đồng, tước giấy phép 3 tháng

(CLO) Sở TT&TT TP HCM cho biết, hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp https://cafeland.vn có dấu hiệu “báo hoá”, vì đã trích dẫn không nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí.

Nghề báo
Tập huấn Kỹ năng viết bài chuyên luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tập huấn Kỹ năng viết bài chuyên luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Ngày 20/5, Báo Long An tổ chức Hội nghị tập huấn Kỹ năng viết bài chuyên luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.

Nghề báo
Phát động cuộc thi tìm hiểu về môi trường “Giấc mơ xanh”

Phát động cuộc thi tìm hiểu về môi trường “Giấc mơ xanh”

(CLO) Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Tiền Phong chính thức được phát động cuộc thi tìm hiểu về môi trường “Giấc mơ xanh”.

Nghề báo
Nguyễn Viết Tôn, cây bút của biên cương, biển đảo

Nguyễn Viết Tôn, cây bút của biên cương, biển đảo

(CLO) Từ những ngày Nguyễn Viết Tôn làm phóng viên thường trú của TTXVN ở Phú Thọ, Điện Biên, Yên Bái những tin bài của anh đã dự báo cái duyên, mà cũng có thể là cái nghiệp, của một người làm báo sẽ gắn bó lâu dài với mảng đề tài dân tộc và miền núi, nơi vùng xa vùng sâu - những vùng đặc biệt khó khăn của đất nước.

Nghề báo
Tuyên truyền nâng cao nhận thức phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Tuyên truyền nâng cao nhận thức phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trưởng thành từ công nhân, công đoàn

(CLO) Theo đồng chí Lê Quốc Minh, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi đoàn viên, người lao động, các cán bộ công đoàn, cán bộ lãnh đạo về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, công đoàn…

Nghề báo