Công nghiệp truyện tranh Việt Nam:Từ “Đôrêmon” tới “Doraemon”

Thứ năm, 26/09/2024 10:49 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 1992, NXB Kim Đồng đã cho ra mắt bộ truyện tranh Đôrêmon của tác giả người Nhật Bản Fujiko F Fujio. Ngay lập tức, bộ truyện đã tạo cơn sốt trên cả nước và từ đấy cho đến nay, sau hơn 30 năm, sức hút của tác phẩm này vẫn còn nguyên vẹn. Từ thành công của Đôrêmon, chúng ta rút ra điều gì để phát triển ngành xuất bản như là một ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo?

Thành công bất ngờ từ việc Việt hoá tác phẩm kinh điển

Đối với những độc giả thế hệ 8X, 9X, mỗi khi nhắc đến những cái tên như Nôbita, Xuka, Chaien, Xêkô... chắc hẳn họ có rất nhiều kỷ niệm về một thời từng say mê với bộ truyện tranh “Đôrêmon”. Nhà nghiên cứu truyện tranh độc lập ChuKim cho rằng, đã hơn ba thập niên trôi qua kể từ năm 1992, khi NXB Kim Đồng đưa bộ truyện tranh lừng danh “Đôrêmon” về Việt Nam, chú mèo máy thông minh đã trở thành người bạn thân thiết của nhiều thế hệ trẻ em và phụ huynh. Đối với cá nhân anh, việc được cha tặng hai cuốn “Đôrêmon” thực sự là một “cú sốc đầu đời”.

“Phát súng hiệu Đôrêmon năm 1992 không khác nào một quả bom nổ tung giữa lúc trời quang mây tạnh. Dấu ấn “Đôrêmon” trong lòng bạn đọc là không gì thay thế được, có thể coi đây là một tượng đài văn hoá”, anh ChuKim đánh giá.

cong nghiep truyen tranh viet namtu doremon toi doraemon hinh 1

Nhà nghiên cứu truyện tranh độc lập ChuKim chia sẻ tại triển lãm “Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, ít ai biết bộ truyện Đôrêmon/Doraemon ở Việt Nam có tới 3 ấn bản và đã có thời gian bộ truyện này được phát hành mà không có bản quyền. Nhà văn Lê Phương Liên, người biên tập bộ “Đôrêmon” phiên bản đời đầu kể lại, những năm sau khi xoá bỏ cơ chế bao cấp, NXB Kim Đồng rất khó khăn, sách làm ra không bán được chất đầy trong kho. Các biên tập viên, thậm chí cả giám đốc cũng phải ra vỉa hè bán sách. May mắn, trong đợt tập huấn vào mùa thu năm 1991, ông Nguyễn Thắng Vu (Giám đốc NXB Kim Đồng khi đó) được đồng nghiệp người Thái Lan cho biết, truyện “Đôrêmon” đang được trẻ em ở nước này rất yêu thích.

Nghiên cứu ấn bản tiếng Thái và nguyên bản tiếng Nhật, ông Vu quyết định làm cuốn sách này, mặc dù có đến 90% nhân sự của đơn vị cho rằng sách không bán được. Sau 6 tháng liền tranh cãi, bà Liên được khuyến khích nhận biên tập cuốn “Đôrêmon”.

Học cách làm của người Thái, NXB Kim Đồng không dịch theo nguyên tác mà có sự biên soạn lại. Hoạ sĩ Bùi Đức Lâm được chọn là người biên tập nội dung và hình ảnh của bộ sách. Việc sản xuất cũng được chuyển vào TP. Hồ Chí Minh. Ngày 11/12/1992, tập 1 có tên “Chiếc khăn biến hóa” được đưa ra thị trường, đánh dấu sự kiện “Đôrêmon” đến Việt Nam. Không ai có thể ngờ, một cơn sốt tranh truyện đã bùng lên trong bạn đọc nhỏ tuổi ngay sau khi “Đôrêmon” phát hành. Các nhà sách khắp nơi đều cháy hàng trước đôi mắt thèm thuồng chờ đợi của những độc giả nhỏ tuổi.

“4 tập đầu tiên rất thành công, anh Vu bay ra Bắc, giọng khản đặc thông báo 40 nghìn bản sách đã bán hết. Câu chuyện như một tiếng sấm báo hiệu những điều rất lớn sẽ xảy ra”, bà Liên nhớ lại.

Mặc dù thành công lớn nhưng đến năm 1995, ấn bản “Đôrêmon” không bản quyền chính thức dừng phát hành. Sau khi mua được bản quyền, năm 1998, “Đôrêmon” trở lại với nội dung hòa hợp giữa tinh thần của ấn bản 1992 và bản gốc. Đến năm 2010, NXB Kim Đồng ngưng phát hành các đầu sách với tên “Đôrêmon”, thay thế bằng “Doraemon”, với bản dịch bám sát tiếng Nhật. Các nhân vật cũng được đổi về tên gốc thành Shizuka, Jaian, Suneo, Dekisugi. Hình thức sách cũng thay đổi, với việc in từ phải qua trái, giống cách đọc manga ở Nhật. Sau thời kỳ này, ngoài bản truyện tranh truyền thống, “Doraemon” tiếp cận độc giả qua các kênh như phim điện ảnh, phim hoạt hình dài tập, truyện tranh màu.

“Đôrêmon càng thắng lợi bao nhiêu thì vấn đề bản quyền càng nóng bấy nhiêu. NXB Kim Đồng đã tôn trọng bản quyền từ bước đi đầu tiên bằng việc ký kết với đối tác trước thời điểm Việt Nam tham gia Công ước Berne 6 năm”, bà Liên nói.

Còn đó những thách thức

Theo nhà nghiên cứu ChuKim, bộ truyện tranh Doraemon không chỉ là một hiện tượng văn hóa trong giai đoạn đầu của ngành xuất bản truyện tranh tại Việt Nam, mà còn phản ánh quá trình hội nhập và phát triển của nền văn hóa đại chúng Việt Nam. Từ phiên bản năm 1992 độc nhất vô nhị, đến phiên bản 1998 và các phiên bản sau năm 2010, “Doraemon” đã chứng tỏ sức sống bền bỉ và ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam.

cong nghiep truyen tranh viet namtu doremon toi doraemon hinh 2

Thảo luận bàn tròn “Từ Đôrêmon đến Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ”.

Nhìn nhận ở góc độ rộng hơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, ngành xuất bản là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa đã được xác định trong phạm vi của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chúng ta nghiên cứu về con đường truyện tranh Đôrêmon/Doraemon đến Việt Nam cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và chia sẻ kiến thức về bảo vệ và khai thác sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực xuất bản.

Tuy nhiên, để có được thành công như “Đôrêmon” là điều không đơn giản. Mặc dù đã có tiến bộ lớn, vấn đề thực thi bản quyền ở Việt Nam vẫn là câu chuyện rất nhức nhối. Một bộ truyện tranh vừa phát hành thì gần như ngay lập tức đã bị in lậu, bị chia sẻ lên mạng, sau đó bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận miễn phí. Nhà nghiên cứu ChuKim cho rằng, ở Việt Nam có rất nhiều người có thói quen đọc truyện lậu. Việc này phổ biến đến mức nó đã “thổi bay” hình thức cho thuê truyện ở Việt Nam trong khi hình thức này vẫn đang tồn tại phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

“Các trang web này không bị bất kỳ chế tài nào cả và họ rất linh hoạt trong việc thay đổi tên miền. Với trình độ công nghệ thông tin hiện tại, ngày hôm nay họ mua tên miền nước này ngày mai họ đổi sang tên miền nước khác cực kỳ nhanh”.

Cũng theo nhà nghiên cứu ChuKim, trình độ độc giả hiện nay đã rất cao và khó tính, họ đòi hỏi một tác phẩm truyện tranh không chỉ có nội dung hay mà còn cần một sản phẩm hoàn thiện tốt, hình thức đẹp. Họ sẵn sàng mua bản gốc để đối chiếu, so sánh, thậm chí còn tìm ra lỗi để sót khi biên tập. Điều này sẽ gây áp lực đối với người làm công tác xuất bản.

Tuy nhiên, điều đáng ngại hơn cả, đó là số đông công chúng vẫn coi truyện tranh chỉ dành cho trẻ nhỏ. Nhà nghiên cứu ChuKim cho rằng, để xây dựng một nền tảng công nghiệp văn hóa từ phim hoạt hình và truyện tranh, trước hết phải thay đổi tư duy đó, bởi nếu cứ định vị như thế, loại hình này sẽ gặp rất nhiều rào cản.

Còn theo TS. Nguyễn Thị Thu Hà (Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại - Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), quá trình hiện diện và phát triển của truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam mà Đôrêmon/Doraemon là đại diện tiêu biểu sẽ đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu, phát triển chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa xuất bản như là một ngành công nghiệp văn hoá sáng tạo.

“Đôrêmon/Doraemon phản ánh một giai đoạn của ngành xuất bản, của truyện tranh ở Việt Nam, phản ánh sự biến chuyển trong tư duy của những người làm công tác biên tập, những người làm công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá - nghệ thuật và phản ánh sự cởi mở của độc giả. Từ góc độ nghiên cứu, bộ sách nói lên rất nhiều điều, nó cho thấy trên nền tảng sự cởi mở của độc giả thì chúng ta mới có được sự phát triển, đa dạng các biểu đạt văn hoá sau này”, bà Hà nhận định.

Thế Vũ

Tin mới

Báo Đồng Nai trao 100 suất học bổng 'Vượt khó vì tương lai' đến với học sinh nghèo

Báo Đồng Nai trao 100 suất học bổng 'Vượt khó vì tương lai' đến với học sinh nghèo

(CLO) Ngày 4/12, Báo Đồng Nai đã tổ chức Lễ trao 100 suất học bổng Vượt khó vì tương lai (VKVTL) lần thứ 22 năm học 2024-2025 (2 triệu đồng/suất) do Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco Group) tài trợ.

Nghề báo
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra 20h ngày 10/12

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra 20h ngày 10/12

(CLO) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 cho biết, vào 20h ngày 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghề báo
Hướng dẫn kỹ năng sản xuất video trên thiết bị di động và ứng dụng AI trong tác phẩm báo chí

Hướng dẫn kỹ năng sản xuất video trên thiết bị di động và ứng dụng AI trong tác phẩm báo chí

(CLO) Ngày 4/12, tại Tòa soạn Báo Hà Giang, Báo Hà Giang tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất video trên thiết bị di động và ứng dụng AI trong viết, biên tập tác phẩm báo chí. Tham dự có lãnh đạo Ban Biên tập Báo Hà Giang, các phóng viên, biên tập viên Báo Hà Giang và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.

Nghề báo
Báo Nhân Dân và Báo Granma phối hợp tổ chức tọa đàm về chuyển đổi số báo chí

Báo Nhân Dân và Báo Granma phối hợp tổ chức tọa đàm về chuyển đổi số báo chí

(CLO) Chiều 4/12, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức tọa đàm với đoàn Báo Granma về chuyển đổi số báo chí.

Nghề báo
Giao tiếp trên Messenger dễ dàng hơn với tính năng dịch tin nhắn trực tiếp

Giao tiếp trên Messenger dễ dàng hơn với tính năng dịch tin nhắn trực tiếp

(CLO) Tính năng dịch tin nhắn trực tiếp trên Messenger giúp bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ, trò chuyện thoải mái với bạn bè toàn cầu mà không cần ứng dụng phụ trợ.

Sức sống số
Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

(CLO) Kết quả thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 tính đến tháng 11/2024, tổng số người đang học theo Đề án là 451 người, trong đó có 274 người được đào tạo trong nước và 177 người đào tạo ở nước ngoài.

Giáo dục
Chuẩn đánh giá năng lực phẩm chất học sinh nên đi theo hướng nào?

Chuẩn đánh giá năng lực phẩm chất học sinh nên đi theo hướng nào?

(CLO) Theo Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Lê Anh Vinh, đánh giá năng lực được chia thành hai loại là đánh giá năng lực chung và đánh giá năng lực đặc thù. Năng lực chung bao gồm: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.

Giáo dục
Va chạm giữa 2 xe tải trên cao tốc, 2 người tử vong

Va chạm giữa 2 xe tải trên cao tốc, 2 người tử vong

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 ô tô tải đã xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua tỉnh Yên Bái khiến 2 người tử vong.

Đời sống
Samsung ra mắt bản cập nhật One UI 6 Watch cho Galaxy Watch 4

Samsung ra mắt bản cập nhật One UI 6 Watch cho Galaxy Watch 4

(CLO) Samsung đã phát hành bản cập nhật One UI 6 Watch ổn định cho Galaxy Watch 4 và Watch 4 Classic, mang đến tính năng mới, cải tiến giao diện và cải thiện sức khỏe.

Sức sống số
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các trụ sở cơ quan bỏ hoang, lãng phí

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các trụ sở cơ quan bỏ hoang, lãng phí

(CLO) Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh về việc kiểm tra xử lý thông tin báo chí phản ánh nhiều trụ sở cơ quan nhà nước nằm trên địa bàn quận Hà Đông bị bỏ hoang.

Tin tức
Cán bộ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng bị khởi tố vì nhận hối lộ

Cán bộ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng bị khởi tố vì nhận hối lộ

(CLO) Ngày 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ tại Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng.

Vụ án
Đà Lạt miễn phí xe điện khám phá hồ Xuân Hương

Đà Lạt miễn phí xe điện khám phá hồ Xuân Hương

(CLO) Vào các buổi tối ngày 5 và 6/12, TP Đà Lạt bố trí 30 chiếc xe điện bốn bánh tại các điểm đỗ cố định để phục vụ miễn phí du khách.

Du lịch
Nhìn lại 25 năm Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới

Nhìn lại 25 năm Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới

(CLO) Hội An là một trong những ví dụ tiêu biểu về gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Đời sống văn hóa
Dự báo thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ có mưa, sáng sớm có sương mù rải rác

Dự báo thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ có mưa, sáng sớm có sương mù rải rác

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Tin tức
Hà Tĩnh: 'Cõng' 52 kg ma túy để lấy tiền công 200 triệu đồng

Hà Tĩnh: 'Cõng' 52 kg ma túy để lấy tiền công 200 triệu đồng

(CLO) Đối tượng Nguyễn Văn Trung ở Hà Tĩnh dùng xe máy biển vận chuyển hai bao bì, bên trong có 52 gói ma túy tổng hợp dạng đá và Ketamin có trọng lượng 52 kg cho đối tượng Nguyễn Tuấn Anh ở Thanh Hóa để lấy tiền công 200 triệu đồng.

Đời sống
Chủ tịch nước Lương Cường thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Thanh Hóa

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Thanh Hóa

(CLO) Chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Thường Xuân và động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt đứng chân trên địa bàn huyện Thường Xuân.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Nhìn lại 25 năm Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới

Nhìn lại 25 năm Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới

(CLO) Hội An là một trong những ví dụ tiêu biểu về gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Đời sống văn hóa
Nhà văn Quỳnh Dao qua đời nghi do tự tử

Nhà văn Quỳnh Dao qua đời nghi do tự tử

(CLO) Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Quỳnh Dao vừa qua đời tại nhà riêng, để lại thư tuyệt mệnh cho con trai.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), sáng 4/12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá.

Đời sống văn hóa
Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

(CLO) Triển lãm nghệ thuật “Họa Cam Thảnh Cảm” với mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.

Đời sống văn hóa
Hội An có thêm Bảo tàng thổ sản

Hội An có thêm Bảo tàng thổ sản

(CLO) Việc thiết lập Bảo tàng thổ sản là một hướng đi sáng tạo và có thêm một điểm tham quan mới đặc sắc, hấp dẫn trong khu phố cổ Hội An.

Đời sống văn hóa
Sắp đấu giá long bào của vua Bảo Đại

Sắp đấu giá long bào của vua Bảo Đại

(CLO) Long bào được cho là của vua Bảo Đại sẽ được bán đấu giá trong phiên những cổ vật nghệ thuật châu Á sắp diễn ra vào ngày 12/12 tới tại Pháp.

Đời sống văn hóa
Tỉnh Thanh Hóa chi 5 tỷ đồng hỗ trợ vận hành phố đi bộ Phan Chu Trinh

Tỉnh Thanh Hóa chi 5 tỷ đồng hỗ trợ vận hành phố đi bộ Phan Chu Trinh

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa sẽ chi 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách năm 2024 để hỗ trợ kinh phí tổ chức, vận hành phố đi bộ Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa.

Đời sống văn hóa
Gần 700 gian hàng tại Chợ hoa xuân 'Trên bến dưới thuyền' Tết Ất Tỵ

Gần 700 gian hàng tại Chợ hoa xuân 'Trên bến dưới thuyền' Tết Ất Tỵ

(CLO) Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Ất Tỵ mang đến một không gian đầy sắc màu và hương vị Tết đặc trưng trên tuyến đường Tạ Quang Bửu và khu vực kênh Tàu Hủ.

Đời sống văn hóa
Cánh đồng hoa cải vàng khoe sắc rực rỡ ở ngoại thành Thủ đô Hà Nội

Cánh đồng hoa cải vàng khoe sắc rực rỡ ở ngoại thành Thủ đô Hà Nội

(CLO) Cánh đồng hoa cải ở thôn Chi Đông, chi Nam, Gia Lâm (thuộc xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) nằm ven dòng sông Đuống, cách Hà Nội khoảng 30 km đang vào vụ trổ bông nở vàng rực rỡ khiến ai đi qua cũng mê mẩn, cuốn hút.

Đời sống văn hóa
Khánh Hoà dự kiến chi hơn 31 tỉ đồng để trùng tu di tích

Khánh Hoà dự kiến chi hơn 31 tỉ đồng để trùng tu di tích

(CLO) Tỉnh Khánh Hòa sẽ chi ngân sách 31,2 tỉ đồng để tu bổ các di tích xuống cấp, hư hỏng trên địa bàn.

Đời sống văn hóa