Công tác phòng chống dịch COVID-19: Còn nhiều thách thức!

Chủ nhật, 26/06/2022 08:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, tiêm chủng vắc xin COVID-19 sẽ mang lại lợi ích trong công tác phòng chống dịch đặc biệt đối với các đối tượng có nguy cơ cao.

Vẫn còn đó nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Hiện nay, tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát tốt, nhưng đâu đó vẫn có những ổ dịch và những ca bệnh nặng.

Điển hình cho nguy cơ dịch tồn tại trong cộng đồng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đặc biệt của trẻ em nhỏ. Câu chuyện xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu là một ví dụ.

Theo đó, ngày 22/6, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho biết, bệnh viện đa khoa tỉnh này vừa phát hiện 26 trẻ em là bệnh nhi mắc Covid-19.

Hiện nay dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại.

Hiện nay dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại.

Theo thông tin ban đầu, ngày 14/6, cháu N.V.K. (nam, 5 tháng tuổi, ngụ xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) có triệu chứng sốt, bỏ bú. Cháu được người nhà đưa đến điều trị ở một điểm y tế tư nhân. Tuy nhiên, triệu chứng của cháu K. vẫn không thuyên giảm.

Ngày 16/6, gia đình đưa cháu K. vào Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu tiếp tục điều trị. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp PCR cho kết quả cháu K. dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi có kết quả bệnh của cháu K., Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu xét nghiệm tầm soát nhiều trẻ khác ở cùng phòng với cháu K. tại khoa Nhi và phát hiện thêm 25 ca bệnh.

Trong đó, có một cháu sơ sinh 2 ngày tuổi (sinh ngày 18/6) lây nhiễm COVID-19 từ người mẹ. Cháu này được phát hiện mắc Covid-19 ngày 19/6 và tử vong cùng ngày vì viêm phổi.

Hiện Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đang cách ly, điều trị các ca bệnh COVID-19 nói trên. Trong đó, có 6 cháu đang được can thiệp máy trợ thở, 19 cháu sức khỏe ổn định. Tình hình lây lan bệnh cơ bản được kiểm soát tốt khi đến nay chưa phát hiện thêm ca nào mới.

Trong ngày 22/6, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, đã ký văn bản gửi các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh này có dấu hiệu tăng trở lại.

Trong khi diễn biến tình hình dịch ở một số địa phương có dấu hiệu tăng trở lại thì việc người dân không mặn mà với tiêm vắc xin đang là thách thức lớn đối với công tác phòng dịch.

Bàn về vai trò của vắc xin COVID-19, ông Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế) đánh giá về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng, tử vong.

Hiện, biến chủng Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.

Việc xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể, thậm chí có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

“Hơn nữa, miễn dịch có được do tiêm vắc-xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải đều không bền vững, do đó rất khó trong dự báo dịch”, chuyên gia này nhận định. 

Ông Phu nhận định, thời gian tới số ca nhiễm có thể giảm hoặc tăng tùy vào các điều kiện về tác nhân như xuất hiện các biến thể mới); về chính sách như thay đổi các biện pháp phòng, chống dịch; các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ khá nhanh trên thế giới; tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên… vẫn đang diễn biến phức tạp.

Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch

Trước thực tế có một số người dân ngại đi tiêm mũi nhắc lại, nhiều địa phương từ chối nhận vắc-xin được phân bổ hoặc triển khai chậm, ông Trần Đắc Phu cho hay, theo các nhà chuyên môn, nhà sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 và thông qua đánh giá lâm sàng cho thấy, vắc-xin COVID-19 có miễn dịch không bền vững và lâu dài, chỉ sau khoảng một thời gian thì miễn dịch sẽ giảm tùy theo loại vắc xin.

“Vì vậy, người đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vẫn có thể bị tái nhiễm”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo chuyên gia y tế này thì nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng đã triển khai tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để phòng bệnh cho người dân. Hầu hết những đối tượng này khi mắc bệnh hoặc tái nhiễm đều có triệu chứng nhẹ.

Một số nước cũng đã triển khai tiêm mũi 4 cho những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế…

Khác với một số vắc-xin: đậu mùa, sởi, bại liệt có miễn dịch rất bền vững, gần như suốt đời, thì người được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sau một thời gian nhất định, miễn dịch sẽ giảm dần, sức chống đỡ trước bệnh tật cũng giảm, người đã tiêm rồi vẫn có thể nhiễm COVID-19 và nguy hiểm hơn cho người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người già…

Khi tiêm mũi nhắc lại thì miễn dịch sẽ tăng lên. Vì vậy, theo tôi việc tiêm mũi nhắc lại là rất cần thiết để phòng bệnh, nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong.

Tất nhiên việc chỉ định tiêm cho đối tượng nào, thời gian tiêm khi nào cần căn cứ trên nhiều khía cạnh như nguy cơ dịch, nguồn vắc xin, kinh tế khi triển khai…các quốc gia cần có hướng dẫn phù hợp.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vắc-xin phòng COVID-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh khi biến chủng Omicron vẫn chiếm ưu thế trên thế giới”, ông Phu nhấn mạnh.

Hiện nay, mặc dù công tác tuyên truyền vận động người dân tiêm chủng diễn ra quyết liệt nhưng người dân không mặn mà với việc tiêm mũi bổ sung.

Có nhiều điểm tiêm, chính quyền phát 800 giấy mời tiêm chủng nhưng có 63 người đến tiêm. Tâm lý em ngại đang là rào cản thách thức lớn đối với công tác phòng chống dịch.

 Cũng liên quan đến tâm lý e ngại tiêm vắc xin của người dân, trước một số ý kiến cho rằng "thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại", Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng tiếp tục có chuỗi truyền thông về các nội dung như lợi ích của việc tiêm chủng, đặc biệt là truyền thông nhóm tuổi trẻ em về hiệu lực, hiệu quả của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe