Công tác truyền thông phải đi trước một bước, thay vì đi sau chính sách

Thứ năm, 24/11/2022 19:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, nếu làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là những chính sách có tác động lớn xã hội, được sự kỳ vọng lớn của dư luận xã hội, chính sách sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức-Hành động-Nguồn lực" do Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiều 24/11, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, trong truyền thông chính sách, quan trọng nhất là sự chủ động của các cơ quan chức năng cũng như các cơ quan báo chí.

"Vừa rồi, có một số phát biểu của các bộ ngành đã nhấn mạnh đến sự chủ động. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn với nhau, trong số các cơ quan, bộ ngành, địa phương, bên cạnh một số cơ quan rất chủ động như: Bộ Ngoại giao có công tác phối hợp với báo chí rất thường kỳ, thường xuyên hay như Hà Nội, TPHCM, Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội… Nhưng còn rất nhiều các bộ ngành, địa phương còn chưa có sự chủ động", ông Lê Quốc Minh nêu rõ.

cong tac truyen thong phai di truoc mot buoc thay vi di sau chinh sach hinh 1

Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Theo ông Lê Quốc Minh, xét về sự chủ động của các cơ quan báo chí, trong đó có các cơ quan báo chí truyền thống bao gồm 6 cơ quan chủ lực cũng như các cơ quan báo đài, kênh truyền hình lớn, sự chủ động này là rất tốt. Tuy nhiên, có tỉ lệ khá lớn các báo, tạp chí khác chưa chủ động trong truyền thông chính sách, thậm chí có những cách hiểu chưa đúng về tuyên truyền chính sách hay truyền thông chính sách nên việc truyền thông chưa được hiệu quả, nhiều khi mang tính một chiều.

Ông Lê Quốc Minh chia sẻ thực tế nhiều cơ quan báo chí khi truyền thông chính sách nhưng phải "xin" thông tin ở cơ quan chức năng. Một số bộ ngành không có một kênh thông tin để thường xuyên cung cấp, thậm chí phải có sự trao đổi, thảo luận trong bối cảnh thông tin hiện nay rất nhiễu loạn. Nhiều bộ ngành chưa có chiến lược truyền thông mang tính dài hạn, thường nặng về sự vụ, nếu xảy ra việc gì thì gặp gỡ báo chí để giải quyết tức thời.

"Kinh nghiệm cho thấy, nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là những chính sách có tác động lớn xã hội, được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của dư luận xã hội, chính sách sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Công tác truyền thông thậm chí phải đi trước một bước, thay vì đi sau chính sách. Việc này trong thực tế chưa đạt được mong muốn", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông Lê Quốc Minh đánh giá, ở góc độ Chính phủ, Quốc hội, cách thức làm truyền thông đã rất đổi mới và đạt hiệu quả cao. Nhưng ở góc độ từng bộ ngành, địa phương còn rất nhiều điều phải nói đến. Sự chủ động của một số cơ quan báo chí, các cơ quan khác cũng chưa đạt được. 

"Công tác truyền thông chính sách là phải đạt hiệu quả, phải đo đếm được. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được", ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Trao đổi về những khó khăn nguồn lực, con người, Tổng Biên tập Báo Nhân dân cho rằng các cơ quan báo chí phải có sự chuẩn bị. Nhưng đổi lại, Nhà nước hay Chính phủ, hay Quốc hội, bộ ngành, địa phương chính là các "khách hàng" để cho cơ quan báo chí truyền thông. Nếu không có kinh phí thì rất khó khăn cho cơ quan báo chí.

"Tóm lại, để làm truyền thông chính sách, bên cạnh sự chủ động của các cơ quan báo chí, đòi hỏi điều quan trọng là sự chủ động của chính các cơ quan chức năng, bộ ngành, địa phương và sự phối hợp giữa hai bên, cũng như cơ chế đặt hàng thì sẽ đạt hiệu quả hơn", ông Lê Quốc Minh nêu rõ.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà tri ân 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà tri ân 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
“Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”

“Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”

(CLO) Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, tại Hà Tĩnh vào chiều 16/4, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2024).

Tin tức
Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

Năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ

(CLO) Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Tin tức
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Tim Cook, đề nghị xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

(CLO) Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam.

Tin tức