Công ty CP hoa Anh Đào Trần Lệ “chây ì” nộp phạt!

Thứ tư, 24/10/2018 22:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ việc phá rừng đặc dụng nghiêm trọng trên địa bàn xã Pá Khoang, huyện Điện Biên vào hồi tháng 9/2017 của Công ty Cổ phần hoa Anh Đào Trần Lệ đã được cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên xem xét tình tiết giảm nhẹ và chỉ phải nộp phạt 100 triệu đồng. Nhưng đến nay đã hơn 1 năm, doanh nghiệp này vẫn cố tình “chây ì”, không chấp hành.

Sự kiện: nộp phạt

Lật lại sự việc, ngày 12/7/2017, UBND tỉnh Điện Biên có văn bản cho phép Công ty Cổ phần hoa Anh Đào Trần Lệ phối hợp với các sở, ngành của tỉnh thực hiện rà soát quỹ đất, mở rộng diện tích trồng hoa Anh Đào trên địa bàn xã Pá Khoang, huyện Điện Biên. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, Công ty đã phá hàng nghìn m2 rừng đặc dụng với lý do lấy đất để trồng hoa Anh đào.

Cụ thể, tại Biên bản làm việc ngày 29/9/2017, Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên cho biết: Công ty CP hoa Anh Đào Trần Lệ đã phá trái phép 1.600 m2 rừng đặc dụng tại lô 1, khoảnh 4, tiểu khu 717B, mức độ thiệt hại cây là 85%. Tiếp đó, Biên bản ngày 3/10/2017 ghi rõ, doanh nghiệp này tiếp tục phá 2.260m2 rừng đặc dụng với mức độ thiệt hại 85%.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Hiện trường vụ phá rừng đặc dụng năm 2017 (Ảnh: TNMT) 

Tại lô k, khoảng 4, doanh nghiệp này đã phá 4.263 m2 rừng đặc dụng với mức độ thiệt hại 90%, tổng số cây gỗ thống kê trên diện tích phá là 200 cây.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên về kết quả kiểm tra, xác minh vụ phá rừng đặc dụng trái pháp luật xảy ra tại bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên nêu rõ: Trong thời gian từ 15/7/2017 đến 4/8/2017, thực hiện sự chỉ đạo của ông Trần Lệ, Giám đốc Công ty Cổ phần hoa Anh Đào Trần Lệ, bà Mai Thị Thìn và 2 người làm thuê cho ông Trần Lệ là các ông: Lò Văn Láo, Lò Văn Bun đã chặt phá, đốt dọn hàng nghìn m2 rừng đặc dụng để lấy đất trồng cây hoa Anh đào.

Tại hiện trường khu rừng bị phá, ông Trần Lệ đã cho đốt, dọn, cuốc hố và trồng 478 cây hoa Anh đào. Đồng thời, ông Lệ cũng không cung cấp được các giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi đất rừng đặc dụng sang mục đích khác.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Điện Biên, nguyên nhân dẫn đến các vụ phá rừng đặc dụng xảy ra liên tiếp tại khu vực bản Đông Mệt, xã Pá Khoang vừa qua là do nhận thức chưa đúng của ông Trần Lệ về các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ rừng, nhận thức chưa đúng về chủ trương của UBND tỉnh Điện Biên trong việc tổ chức sự kiện Lễ hội hoa Anh đào và lập dự án trồng hoa Anh đào để phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Mặt khác là do ý chí chủ quan, cố tình thực hiện hành vi đến cùng của ông Trần Lệ và các đối tượng có liên quan đã dẫn đến hành vi phá rừng đặc dụng nghiêm trọng này.

Qua đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã xem xét vụ việc, nhận thấy có tình tiết giảm nhẹ đối với doanh nghiệp này.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Nhiều văn bản đốc thúc doanh nghiệp vẫn chây ì không nộp phạt

Cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần hoa Anh Đào Trần Lệ với số tiền 100 triệu đồng; tịch thu: 2 con dao quắm có cán glõ, 367 lóng, khúc gỗ nhóm V-VIII, khối lượng 9,922m3. Ngoài ra, Công ty cổ phần hoa Anh Đào Trần Lệ phải tổ chức trồng lại rừng trên diện tích mà Công ty đã phá tại tiểu khu 717B, khoảnh 4, khu vực Đảo Hoa thuộc bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, doanh nghiệp này vẫn “chây ì” không nộp phạt, mặc dù nhiều lần bị cơ quan chức năng đốc thúc. Theo Biên bản làm việc giữa đại diện UBND huyện Điện Biên và Công ty CP hoa Anh Đào Điện Biên ngày 1/10/2018, sau khi UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính, Hạt Kiểm lâm huyện đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành QĐ xử phạt vi phạm hành chính số 3361/QĐ-XPVPHC ngày 23/11/2017 của Chủ tịch UBND huyện Điện Biên. Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay đã quá thời hạn 10 tháng thực hiện QĐ, nhưng công ty không chấp hành. UBND huyện sẽ ban hành QĐ cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Huyện đã có văn bản yêu cầu công ty chấp hành, tuy nhiên đã quá hạn chót là 15/10/2018 nhưng họ vẫn không có động thái phối hợp thực hiện. Theo quy trình, chúng tôi sẽ báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy xem xét cho ý kiến để cưỡng chế theo quy định. "Hiện nay, tất cả các bước yêu cầu, xác minh sơ bộ tài sản để tổ chức cưỡng chế, UBND huyện đã làm xong" - ông Chinh cho biết thêm.

Thành Vinh

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra