Gần 50 nghệ sĩ giao lưu trong gala chào xuân 'Hà Nội trong mắt ta'
(CLO) Gala chào xuân “Hà Nội trong mắt ta” quy tụ những nghệ sĩ đã có những đóng góp đáng kể cho các sản phẩm nghệ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong năm 2024.
Theo dõi báo trên:
Tài chính khí hậu là tiền mà các nền kinh tế lớn cung cấp để giúp các nước nghèo đầu tư vào các dự án nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính và đối phó với thời tiết khắc nghiệt ngày càng tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra.
Năm 2009, các nước phát triển đã đồng ý chuyển 100 tỷ USD mỗi năm vào các quỹ này, từ năm 2020 đến năm 2025. Và nhiệm vụ của các nhà đàm phán trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc năm nay là đặt ra mục tiêu mới sau năm 2025.
Biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ và đầu tư năng lượng sạch bị chậm trễ ở các quốc gia đang phát triển, đồng nghĩa với việc chi phí ước tính phải tăng mạnh kể từ khi các quốc gia đồng ý mục tiêu tài chính khí hậu đầu tiên.
Theo một báo cáo được Liên hợp quốc chỉ ra, từ năm 2023 đến năm 2030, ước tính các nước đang phát triển cần đầu tư 2,4 nghìn tỷ USD mỗi năm (chưa tính Trung Quốc) để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và bảo vệ xã hội của họ khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Đó sẽ là mức tăng gấp 4 lần so với mức hiện tại. Khoản này bao gồm tài chính công, cũng như tài chính tư nhân và nguồn tài trợ bao gồm từ các ngân hàng phát triển.
Trước COP29, một số quốc gia đã đề xuất những con số cho mục tiêu mới. Nhóm các quốc gia Ả Rập, bao gồm Ả Rập Xê Út, UAE và Ai Cập, đề xuất mục tiêu của Liên hợp quốc là 1,1 nghìn tỷ USD mỗi năm, trong đó 441 tỷ USD đến trực tiếp từ các nước phát triển dưới dạng tài trợ.
Ấn Độ, các nước châu Phi và các quốc đảo nhỏ cũng cho biết cần huy động hơn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về việc bao nhiêu trong số này sẽ đến từ kho bạc chính phủ.
Các cuộc thảo luận đang xoay quanh ý tưởng về mục tiêu hai lớp: kết hợp mục tiêu bên ngoài lớn hơn bao gồm tất cả tài chính khí hậu toàn cầu, từ các khoản vay của ngân hàng phát triển đến tài trợ tư nhân, và mục tiêu cốt lõi, nhỏ hơn là tiền công từ chính phủ các nước giàu.
Các nước phát triển dự kiến sẽ dẫn đầu trong việc cung cấp nguồn tài trợ, mặc dù Mỹ và EU mỗi nước cho biết mục tiêu mới phải vượt mục tiêu 100 tỷ USD trước đó.
Hiện tại, chỉ có vài chục quốc gia giàu có nghĩa vụ cung cấp tài chính khí hậu. Danh sách các quốc gia tài trợ đó đã được quyết định trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc vào năm 1992 và không thay đổi kể từ đó.
EU và Mỹ cho rằng danh sách đó đã lỗi thời và muốn bổ sung thêm các nhà tài trợ mới bao gồm Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao như Qatar, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Bắc Kinh đã kiên quyết phản đối điều này. Câu hỏi quốc gia nào phải trả tiền dự kiến sẽ là vấn đề cốt lõi tại COP29.
Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, nghĩa là không ai trong số gần 200 quốc gia tham gia có thể phản đối một thỏa thuận.
Dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy ngày nay, hầu hết tài chính công về khí hậu là các khoản vay, với tỷ lệ trợ cấp nhỏ hơn. Các loại tài trợ khác được tính bao gồm tài chính tư nhân do chính phủ huy động, tín dụng xuất khẩu và hỗ trợ từ các ngân hàng phát triển.
Một số quốc gia đề nghị xác định những thứ không được tính là tài chính khí hậu. Tại cuộc đàm phán ở Bonn trong tuần này, các nhà đàm phán từ các quốc đảo nhỏ đã tranh luận về việc không tính các khoản cho vay được cung cấp theo lãi suất thị trường và tín dụng xuất khẩu. Họ lo ngại rằng nguồn tài trợ khí hậu được đưa ra dưới dạng các khoản vay đang đẩy các quốc gia nghèo hơn vào nợ nần.
Các quốc gia cũng thảo luận liệu các cam kết cắt giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có thể được phản ánh trong mục tiêu tài chính khí hậu hay không - một đề xuất bị các nhà sản xuất dầu khí trong đó có Oman phản đối.
Với ngân sách công bị căng thẳng, các quốc gia đang tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. Các ý tưởng sẽ được thảo luận tại COP29 vào cuối năm nay tại Baku, Azerbaijan, bao gồm thuế đối với nhiên liệu hóa thạch và lĩnh vực quốc phòng, cũng như hoán đổi nợ (một phần nợ của một quốc gia được xóa, đổi lấy quốc gia đó đầu tư nhiều hơn vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu).
Ngọc Ánh (theo Reuters)
(CLO) Gala chào xuân “Hà Nội trong mắt ta” quy tụ những nghệ sĩ đã có những đóng góp đáng kể cho các sản phẩm nghệ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong năm 2024.
(CLO) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa EU bằng một cuộc chiến thương mại trừ khi họ mua thêm dầu và khí đốt của quốc gia này. Nhưng mặc dù Brussels ra hiệu cởi mở với ý tưởng này, họ vẫn khó nhập khẩu khí đốt từ xứ cờ hoa.
(CLO) Rạng sáng 21/1 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea đã tìm lại niềm vui khi giành chiến thắng đậm 3-1 trước Wolves tại Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó trở lại với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Năm 2024, Trung Quốc từng nhập khẩu khối lượng than kỷ lục, nhưng lượng nhập khẩu từ nhà cung cấp lớn thứ hai của nước này là Nga đã giảm 7% do áp lực từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, thuế quan từ Trung Quốc.
(CLO) Chiều 20/1, tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa (số 8 Trần Hưng Đạo, TP. Nha Trang), Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ khai mạc Hội báo xuân Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, chương trình “Gala Sân khấu truyền thống 2025” (dự kiến diễn ra vào 14h05 ngày mùng 3 Tết – VTV1) sẽ là món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng khán giả yêu nghệ thuật khắp mọi miền.
(CLO) Ngày 20/1, Công an TP Hải Phòng tổ chức khen thưởng Công an huyện Cát Hải có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
(CLO) Chiều 20/1, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Văn phòng Bộ Công an.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử gồm 8 hoạt động chính và 6 hoạt động hưởng ứng, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 21/1, khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng trời rét.
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa thông báo triển khai kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn Thủ đô.
(CLO) Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa phát hiện sai phạm hơn 9,3 tỷ đồng tại UBND thị xã An Khê (Gia Lai). Trong đó, đáng chú ý có khoản chi phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định với số tiền hơn 8,8 tỷ.
(CLO) Chiều 20/1, TAND TP Hà Nội đã tuyên án phạt 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh về các tội: “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” với điểm nhấn là màn trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) hỏa thuật lớn nhất thế giới chào Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chốt phiên ngày 20/1, VN-Index dừng ở mức 1.249,55 điểm, tăng nhẹ 0,44 điểm (0,04%). Tuy nhiên, thị trường ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” bởi cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế.
(CLO) Instagram ra mắt ứng dụng chỉnh sửa video Edits giữa lúc TikTok gặp khó khăn, cung cấp công cụ sáng tạo mới, cạnh tranh trực tiếp với CapCut.
(CLO) Cách thức lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được trình chiếu trước công chúng đã thay đổi đáng kể trong suốt chiều dài lịch sử.
(CLO) Ngày 20/1, Hàn Quốc chính thức bắt đầu phát triển hệ thống phòng không trong nước tương tự như Vòm Sắt của Israel, theo cơ quan mua sắm vũ khí nhà nước Hàn Quốc cho biết.
(CLO) Lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ không giống như lễ nhậm chức đầu tiên vì có thể sẽ có ít khán giả đến dự bên trong Sảnh Rotunda ở Điện Capitol hơn.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đưa ra lời kêu gọi mới tới các đồng minh về việc cung cấp thêm hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, sau một tuần xảy ra hơn 1.000 cuộc không kích của Nga.
(CLO) Vào ngày Chủ nhật cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã có chuyến thăm bang Nam Carolina, nơi có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp chính trị của ông.
(CLO) Hàng chục triệu người dân dọc theo bờ Đông nước Mỹ đang chuẩn bị đối phó với một trận bão tuyết lớn vào Chủ nhật.
(CLO) Hơn 80 người đã thiệt mạng chỉ trong vòng ba ngày tại khu vực đông bắc Colombia sau khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) thất bại, theo thông tin từ giới chức địa phương.
(CLO) Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir và các thành viên trong đảng của ông đã từ chức khỏi chính phủ liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực.
(CLO) Philippines và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận hàng hải chung lần thứ năm ở Biển Đông, theo tuyên bố của lực lượng vũ trang Manila vào Chủ nhật.
(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức một lần nữa vào hôm nay (20/1), đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là nhà lãnh đạo đất nước.