Covid-19: Mối đe dọa tới sự sống còn của các bộ lạc vùng Amazon

Thứ hai, 04/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng lây lan với tốc độ khủng khiếp của đại dịch Covid-19 tại Nam Mỹ, phóng viên ảnh Sebastião Salgado và nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã gửi thư ngỏ kêu gọi chính phủ Brazil sớm cứu các bộ lạc ở vùng rừng Amazon khỏi thảm họa diệt chủng.

Trong bức thư ngỏ gửi tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, các nhân vật bao gồm Madonna, Oprah Winfrey, Brad Pitt, David Hockney và Paul McCartney cảnh báo đại dịch Covid-19 khiến các cộng đồng bản địa ở Amazon phải đối mặt với “mối đe dọa cực đoan với sự sống còn của họ”.

“Cách đây năm thế kỷ, các nhóm dân tộc này đã bị tàn phá bởi những căn bệnh do thực dân châu Âu mang đến. Bây giờ, với tai họa mới này lan nhanh trên khắp Brazil, họ có thể biến mất hoàn toàn vì họ không có cách nào chống lại Covid-19”, họ đã viết.

“Chúng tôi đang ở trước thềm một cuộc diệt chủng”, ông Sal Salado, người đã dành gần bốn thập kỷ để ghi lại tài liệu về Amazon và cư dân của vừng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, nói với tờ Guardian.

Tuy nhiên, ngay cả trước đại dịch Covid-19, người Brazil bản địa cũng đã “bị nhốt” trong những gì mà các nhà hoạt động gọi là cuộc đấu tranh lịch sử để sinh tồn.

Những năm gần đây, khu vực sinh sống của những bộ lạc tại rừng Amazon ngày càng bị thu hẹp do tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản trái phép tràn lan tại Brazil, nơi chiếm 60% diện tích của cả vùng Amazon, khiến các bộ lạc phải lùi sâu vào rừng rậm.

Các thành viên của bộ tộc Suruwaha ở Amazonas, Brasil - Ảnh: © Sebastião Salgado

Các thành viên của bộ tộc Suruwaha ở Amazonas, Brasil - Ảnh: © Sebastião Salgado

“Các cộng đồng bản địa chưa bao giờ bị tấn công như vậy... Chính phủ hoàn toàn không tôn trọng các vùng lãnh thổ bản địa”, Salgado nói, chỉ ra việc cắt giảm ngân sách và sa thải một số quan chức môi trường hàng đầu đã nhắm mục tiêu vào các nhà thám hiểm và khai thác gỗ bất hợp pháp.  

“Không có gì để bảo vệ người dân tộc bản địa khỏi nguy cơ diệt chủng gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng do người ngoài xâm nhập vào vùng đất của họ một cách bất hợp pháp”, ông trao đổi cùng những người ký tên, bao gồm cả siêu mẫu Gisele Bündchen và Naomi Campbell, học giả Mario Vargas Llosa, nghệ sĩ Ai Weiwei, kiến ​​trúc sư Norman Foster và diễn viên Meryl Streep.

Salgado, người đã ghi lại cuộc diệt chủng năm 1994 của Rwanda, cảnh báo rằng 300.000 người bản địa ở Amazon Brazil phải đối mặt với sự hủy diệt.

“Tại Rwanda, chúng tôi đã thấy một cuộc diệt chủng bạo lực, một cuộc tấn công, nơi con người bị giết chết. Điều gì sẽ xảy ra ở Brazil cũng có nghĩa là cái chết của người bản địa”, người đàn ông 76 tuổi nói.

“Khi bạn tán thành hoặc khuyến khích một hành động mà bạn biết sẽ loại bỏ dân số hoặc một phần dân số, đây là định nghĩa về tội diệt chủng, bởi vì chúng ta biết điều này sẽ xảy ra, chúng ta đang tạo điều kiện cho ... sự xâm nhập của virus Corona có thể gây nên cái chết của những người bản địa này”.

“Nó có nghĩa là sự tuyệt chủng của người dân tộc Brazil bản địa”, Salgado, người dành 7 năm qua để chụp ảnh khu vực Amazon cho dự án lớn cuối cùng của mình nói thêm.

Sebastião Salgado:

Sebastião Salgado: "Cho phép virus Corona xâm nhập vào cộng đồng Amazon có nghĩa là sự tuyệt chủng của người bản địa Brazil". Ảnh: David Fernandez/EPA

Nỗi sợ hãi Covid-19 có thể tàn phá các cộng đồng bản địa đã tăng lên vào tháng trước khi cái chết của một thiếu niên tộc người Yanomami, làm sống lại những ký ức kinh hoàng về dịch bệnh gây ra bởi những người đi đường và những người tìm vàng trong những năm 1970 và 80.

“Ở một số làng tôi biết, bệnh sởi đã giết chết 50% dân số. Nếu Covid-19 làm điều tương tự thì đó sẽ là một vụ thảm sát”, ông Carlo Zaquini, một nhà truyền giáo người Ý đã dành nhiều thập kỷ gắn bó với tộc người Yanomami chia sẻ.

Cho đến nay, thành phố ở Brazil bị virus Corona tấn công nặng nhất là Manaus, thủ phủ của bang Amazonas, nơi có một phần của khu bảo tồn người Yanomami.

Phóng viên ảnh kỳ cựu Salgado đã kêu gọi thành lập một đội đặc nhiệm do quân đội lãnh đạo để xua đuổi những kẻ xâm nhập khỏi các khu vực được bảo vệ.

Salgado thừa nhận tổng thống Bolsonaro sẽ đáp lại hành động theo ý của mình, nhưng ông tin rằng áp lực quốc tế có thể buộc chính phủ phải làm như vậy, như đã xảy ra vào năm ngoái khi sự phẫn nộ toàn cầu dẫn đến việc quân đội được triển khai để dập tắt các đám cháy ở Amazon.

“Chỉ riêng ở Amazon Brazil, có 103 nhóm bản địa chưa bao giờ được liên lạc - họ có thể xem là sự hiện diện của những người tiền sử cuối cùng”, Sal Salado nói. “Chúng ta không thể cho phép tất cả những điều này biến mất”.

Cùng với bức thư ngỏ, phóng viên ảnh Sebastião Salgado và rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng toàn cầu đang cố gắng lan truyền câu chuyện này trên các phương tiện truyền thông, với hy vọng sẽ không có nguy cơ về một cuộc diệt chủng với các tộc người sơ khai nhất hành tinh đang còn tồn tại ở vùng rừng sâu Amazon, trước sự tấn công nguy hiểm của đại dịch Covid-19.

Hoài Đức

Tin khác

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo