Cử tri lo lắng về tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn triệt để

Thứ hai, 14/10/2019 14:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cử tri băn khoăn, lo lắng về kỷ cương, kỷ luật hành chính chuyển biến còn chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa triệt để gây bức xúc ở một số địa phương...

Sự kiện: tham nhũng

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng 14/10/2019. Ảnh: TTXVN

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng 14/10/2019. Ảnh: TTXVN

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, sáng 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho thấy, cử tri, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả toàn diện về kinh tế, xã hội của đất nước; phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Cử tri cũng cho rằng, Quốc hội có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc. MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng như: tác động của chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; kỷ cương, kỷ luật hành chính chuyển biến còn chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa triệt để gây bức xúc ở một số địa phương; biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; tình trạng sạt, lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng; đời sống người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng…

Cử tri đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những dự án trọng điểm, cấp bách, đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; minh bạch hóa tối đa các dự án đầu tư công; thực hiện phân cấp, giao quyền, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu...

Cử tri cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương có phương án cụ thể khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, khu đông dân cư; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm môi trường; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đất đai; sửa đổi, bổ sung một số bất cập trong Luật đất đai...

Cử tri và nhân dân cũng phản ánh và lo lắng về một số vấn đề như: địa vị pháp lý của người Việt Nam ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý người nước ngoài nhập cư, cư trú, làm việc ở Việt Nam và quản lý người Việt Nam đi làm việc, học tập ở nước ngoài chưa chặt chẽ; giá dịch vụ y tế tăng cao, chất lượng khám, chữa bệnh ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số còn phân tán, thiếu nguồn lực; giảm nghèo chưa thực sự bền vững; công tác tiếp công dân, đối thoại của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với người dân ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phản ánh, kiến nghị về 12 vấn đề mà cử tri, nhân dân quan tâm; có 6 kiến nghị gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền các cấp. Đoàn Chủ tịch ghi nhận việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đã rút kinh nghiệm, thực hiện các giải pháp khắc phục những vướng mắc, hạn chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tuy nhiên, còn một số nội dung cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã kiến nghị tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết; đề nghị các bộ, ngành, chính quyền địa phương khẩn trương giải quyết những kiến nghị này.

Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đánh giá cao công tác chuẩn bị Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cho rằng chất lượng Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có nhiều đổi mới, phản ánh được toàn diện tâm tư, nguyện vọng cũng như các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV; bố cục chặt chẽ, đầy đủ.

Phát biểu kết luận về Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ thêm các nội dung được tổng hợp; bổ sung, làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung mà các đại biểu góp ý, đề nghị tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nhấn mạnh, các nhóm kiến nghị, đề xuất của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được nêu trong Báo cáo đã bám sát, xuất phát từ nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Tuy nhiên, ông Đỗ Bá Tỵ đề nghị, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục rà soát để đảm bảo chặt chẽ và thống nhất với Báo cáo của Ban Dân nguyện.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội (từ 16/8/2018 đến 15/8/2019).

PV

Tin khác

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

(CLO) Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và kỷ luật khiển trách ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

Tin tức
Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước mắt xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030. Từ tháp nhân lực này tiến tới ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tháp nhân lực sẽ như nam châm thu hút nghiên cứu, sản xuất về Việt Nam.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài chính. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Tin tức