Cuộc chiến Nga - Ukraine: “Cánh cửa hẹp” cho kinh tế Việt Nam

Thứ năm, 07/07/2022 09:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau hơn 4 tháng, Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, kinh tế thế giới đã “ngấm đòn”. Lạm phát “bùng nổ” trên diện rộng. Các nước càng phát triển, tình trạng lạm phát lại càng tồi tệ.

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đang bị kéo vào “vòng xoáy” của cuộc chiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có một số lợi ích và cơ hội nhất định từ cuộc chiến này.

Bức tranh xám màu của kinh tế thế giới

Trong các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều đánh giá, cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã tác động rất xấu đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo phân tích của IMF, một trong những tác động rõ nét nhất của cuộc xung đột Nga - Ukraine, chính là giá cả đang tăng giá phi mã. Đơn cử, ngay sau khi chiến sự nổ ra, giá dầu thế giới liên tục phá “đỉnh”, đã có lúc nhảy vọt lên ngưỡng 150 USD/thùng, mức giá cao nhất trong vòng 20 năm qua. Hiện nay, giá dầu vẫn duy trì mức giá trên 100 USD/thùng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tương tự, giá nông sản như ngũ cốc, phân bón đã tăng 20% - 30% trong nửa năm qua. IMF dự báo, có thể giá nông sản có thể tiếp tục tăng thêm 18% trong năm nay. Trong khi đó, giá phân bón dự kiến sẽ tăng 70% vào cuối năm 2022.

cuoc chien nga  ukraine canh cua hep cho kinh te viet nam hinh 1

Việt Nam phải thay đổi cách làm nông nghiệp, làm sao bớt phụ thuộc vào hóa chất. Ảnh: T.L

IMF nhận định: Lạm phát dự kiến năm 2022 sẽ tiếp tục tăng cao hơn so với dự báo trước đó. Xung đột có thể sẽ kéo dài tác động đến giá hàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến giá dầu và khí đốt năm 2022 và giá lương thực năm 2023.

Trong năm 2022, IMF dự báo lạm phát là 5,7% ở các nền kinh tế phát triển và 8,7% ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, cao hơn nhiều so dự báo trong tháng 1/2022.

Bên cạnh lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đang ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư. Đây là một điều rất đáng lo ngại với các quốc gia đang phát triển, như Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan.

Trong Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy, FDI toàn cầu năm 2021 là 1.580 tỷ USD, tăng 64% so với năm đầu tiên diễn ra đại dịch. Động lực chính của dòng vốn FDI đến từ việc bùng nổ hoạt động mua bán và sáp nhập, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực tài trợ dự án quốc tế do nới lỏng tài chính và các gói kích thích cơ sở hạ tầng lớn.

Tuy nhiên, môi trường toàn cầu đối với kinh doanh quốc tế và đầu tư xuyên biên giới đã thay đổi đáng kể trong năm 2022 do xung đột giữa Nga và Ukraine, trong khi thế giới vẫn phải đối mặt với tác động của đại dịch.

Cuộc xung đột này đang có những tác động vượt ra ngoài phạm vi lân cận, gây ra cuộc khủng hoảng trên ba lĩnh vực gồm lương thực, nhiên liệu và tài chính, với giá năng lượng và hàng hóa cơ bản tăng cao dẫn đến lạm phát và vòng xoáy nợ ngày càng trầm trọng.

Nhìn chung, UNCTAD dự báo động lực tăng trưởng của năm 2021 không thể duy trì và dòng vốn FDI toàn cầu năm 2022 có thể sẽ đi xuống hoặc đi ngang.

Trong “nguy” có “cơ”

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đang bị kéo vào “vòng xoáy” của cuộc chiến.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Kinh tế - xã hội Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

Dù vậy, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Việt Nam vẫn có một số lợi ích và cơ hội nhất định, nếu biết tận dụng. Trong đó, cuộc chiến này mang cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài rời đi, bỏ lại những thị phần có thể tiếp cận.

TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết: Khi căng thẳng Nga và phương Tây nổ ra, thị trường tại các nước này tiềm ẩn rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, dòng vốn đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Đây là điểm thuận lợi cho Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi thị trường Nga, bỏ lại thị phần để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận. Việt Nam có cơ hội tốt để tăng cường thâm nhập thị trường EU.

“Nhìn rộng hơn, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt động kinh doanh tại khu vực bất ổn địa chính trị, đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Vì vậy, thời gian tới, FDI có thể sẽ chuyển hướng vào khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á”, TS. Lâm nói.

Trong khi đó, TS. Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích: Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô và lương thực, như vậy, khi giá cả của 2 mặt hàng này lên cao, đương nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, các lợi ích này không “thấm” là bao nếu so với thiệt hại của cuộc chiến này gây ra.

TS. Phạm Chi Lan phân tích: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu thô, nhưng trữ lượng không lớn và ngày càng cạn kiệt. Có thời điểm, Việt Nam phải nhập khẩu dầu thô về Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn để sản xuất xăng thành phẩm. Như vậy, lợi ích từ việc xuất khẩu dầu thô chẳng được là bao.

Về lương thực, thực phẩm, Việt Nam có nhiều lợi thế, tuy nhiên, thị trường xuất khẩu còn nhỏ, chưa thể tiếp cận được các thị trường lớn, khó tính. Nguyên nhân là do ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển vẫn bộc phát, nhiều mặt hàng nông sản chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Dù vậy, những lợi ích nêu trên có thể biến thành cơ hội “mười mươi” cho Việt Nam, nếu biết cách tận dụng triệt để.

TS. Phạm Chi Lan nói: Cả Nga và Ukraine được coi là “vựa lúa mì” của thế giới, nên khi hai quốc gia này xảy ra xung đột, thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.

Thực tế đã cho thấy, sau khi cuộc xung đột này xảy ra, giá bánh mỳ tại quốc gia châu Âu đã tăng gấp 2, gấp 3 lần. Đó là chưa kể các sản phẩm nông sản có thế mạnh khác của 2 quốc gia này vẫn đang tiếp tục tăng.

Để biến cơ hội trở thành xung lực tăng trưởng kinh tế, TS. Phạm Chi Lan cho rằng, điều bắt buộc ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy, không nên hướng tới các thị trường xuất khẩu dễ tính có giá thành rẻ, thay vào đó hướng đến các thị trường có giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời, ngành nông nghiệp phải tránh phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, như phân bón hay hóa chất.

“Việt Nam phải thay đổi cách làm nông nghiệp, làm sao bớt phụ thuộc vào hóa chất, đây là xu hướng và nhu cầu chung của thế giới, nhất là những nước phát triển cao hơn yêu cầu cao hơn như gạo sạch, gạo hữu cơ. Ngành nông nghiệp chúng ta phải đạt được những yêu cầu chuẩn quốc tế, đây là điều ngành nông nghiệp cần hướng tới”, TS. Phạm Chi Lan nói.

Khi căng thẳng Nga và phương Tây nổ ra, thị trường tại các nước này tiềm ẩn rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, dòng vốn đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Đây là điểm thuận lợi cho Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

(CLO) Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 320 đồng, xuống 24.910 đồng; E5 RON 92 bớt 310 đồng, ở mức 23.910 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp