Cuộc chiến thuế quan Mỹ - BRICS có thể tác động tới toàn bộ kinh tế thế giới

Thứ bảy, 07/12/2024 09:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Trong 2-3 năm trở lại đây, xu hướng phi đô la hóa phát triển mạnh mẽ trong kinh tế thế giới, khi các quốc gia đang dần loại bỏ đồng đô la trong thanh toán ngoại thương, thay thế bằng đồng tiền quốc gia và cố gắng xây dựng một cơ cấu thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế.

Đặc biệt, điều này đang xảy ra trong khối các nước BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Trong tương lai, các nước thành viên BRICS sẽ hướng đến thiết lập một loại tiền tệ duy nhất, nhằm đơn giản hóa đáng kể sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên.

cuoc chien thue quan my  brics co the tac dong toi toan bo kinh te the gioi hinh 1

Ảnh minh họa: CNBC

Mỹ lo mất sự thống trị của đồng USD

Rõ ràng đây là điều mà Mỹ không hề mong muốn và đang cố gắng chống lại sự xuất hiện của các công cụ có thể hạn chế sự thống trị vô điều kiện của đồng USD, vốn là đặc điểm của kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây.

Việc Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ có thể đánh dấu một sự chuyển dịch quan trọng trong chính sách thương mại của Mỹ, với những biện pháp thuế quan khắc nghiệt và chính sách bảo hộ thương mại.

Chiến lược của "chính quyền Trump 1.0" tập trung vào việc giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước thông qua một loạt biện pháp thuế quan về quy chế giám sát. Trọng tâm trong phương pháp tiếp cận này là sử dụng thuế quan theo các Mục 301 và Mục 232 của Đạo luật Thương mại, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Đến nhiệm kỳ thứ 2, ông Trump không ngần ngại “gây chiến” với BRICS, tuyên bố có thể áp dụng mức thuế 100% đối với thương mại với các nước BRICS nếu họ thúc đẩy việc sử dụng một loại tiền tệ duy nhất.

Các quốc gia thành viên BRICS, rõ ràng là không mong muốn và sẵn sàng cho các bước leo thang mới, song với tiềm lực kinh tế như hiện nay, BRICS có thể thách thức sự lãnh đạo của Mỹ và sự thống trị của đồng đô la trong kinh tế thế giới.

Dự án đồng tiền chung BRICS sẽ rất thú vị và nếu được cụ thể hóa, nó sẽ dẫn đến giảm nhu cầu toàn cầu đối với đồng đô la. Xét ở góc độ này, Tổng thống đắc cử Trump, đề xuất mức thuế “hà khắc”, có thể là điều dễ hiểu để bảo vệ Mỹ và củng cố vị thế cho đồng đô la.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, chủ nghĩa bảo hộ thương mại như vậy sẽ chỉ tạo ra sự chia rẽ trong hệ thống thương mại quốc tế thành các khối khu vực và làm tăng thêm mong muốn của các quốc gia BRICS, nếu không muốn đưa ra một hệ thống thương mại, tiền tệ duy nhất, thì cũng sẽ là sự từ chối rõ ràng, công khai hơn đối với đồng đô la, sử dụng đồng tiền quốc gia của mình trong thanh toán quốc tế.

BRICS sẽ giúp thế giới không còn phụ thuộc vào USD?

Mặc dù chưa có một loại tiền tệ duy nhất, song hiện nay thanh toán đang được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia của các nước BRICS, trong khi Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) hoạt động như một nền tảng để tích hợp, chuyển đổi và thanh toán bù trừ.

Khi BRICS tiếp tục thách thức sự thống trị của đồng đô la trên thị trường toàn cầu, việc tạo ra hệ thống thanh toán đã trở thành ưu tiên hàng đầu của khối thời gian qua. Điều này cho phép các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam bán cầu, giảm bớt phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tiền tện quốc gia của riêng họ để thanh toán thương mại.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Trump muốn đồng đô la vẫn là đồng tiền dự trữ quan trọng của thế giới, là công cụ chính để thanh toán ngoại thương. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đều thấy mức thâm hụt thương mại của Mỹ là rất lớn, và sẽ rất khó có thể đồng thời giảm mức thâm hụt này và tăng cường sự thống trị của đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu.

Niềm tin vào đồng đô la, về cơ bản được coi là tài sản quan trọng của Mỹ, rõ ràng đang suy giảm. Đặc biệt, điều này xảy ra do mức nợ công cao khổng lồ của Mỹ, cũng như việc sử dụng đồng đô la như một công cụ trừng phạt tài chính mạnh mẽ đối với các quốc gia khác. Kết quả là, vị trí đặc quyền của đồng đô la trong hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu ngày càng bị đặt dấu hỏi.

Sức mạnh đô la Mỹ đang suy giảm

Đồng đô la mạnh từ lâu đã góp phần mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1990, thu hút đầu tư nước ngoài lớn, khiến các khoản vay trong nước trở nên rẻ hơn và nói chung, làm tăng sức mua, chi tiêu của các công ty và hộ gia đình.

Tuy nhiên, tình hình bắt đầu xấu đi vào những năm 2000, khi Mỹ mở rộng mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các nước đối thủ cạnh tranh. Tỷ trọng đồng đô la trong dự trữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm từ 73% xuống còn 59%.

Theo Vladimir Stroev, Hiệu trưởng Trường Đại học Quản lý Nhà nước (Nga) cho rằng, cách tiếp cận bất thường và cứng rắn của chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ khiến cấu trúc trước đây của hệ thống tiền tệ toàn cầu sụp đổ với tốc độ nhanh hơn dự kiến ban đầu.

Thực tế, có nhiều dự đoán trước đây về sự sụp đổ của đồng đô la, nhưng đều đã không xảy ra. Theo đó, khoảng 70% khoản nợ của thế giới được tính bằng đồng đô la và trong các giao dịch ngoại hối quốc tế, tỷ trọng của đồng đô là là 90%. Dầu và nhiều loại nguyên liệu thô tiếp tục được giao dịch bằng đồng tiền của Mỹ. Đồng đô la vẫn là loại tiền tệ được giao dịch tự do và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, chuyên gia người Nga nhận định rằng, sự can thiệp của Tổng thống Donald Trump vào thương mại quốc tế có thể dẫn đến biến động mạnh trên thị trường tiền tệ và những cuộc khủng hoảng mới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia phụ thuộc vào đồng đô la.

Tất nhiên, vị trí của loại tiền tệ này trong nền kinh tế toàn câu không còn như cách đây vài thập kỷ. Song cách tiếp cận hiện tại của ông Trump là một lời nhắc nhở khác về tác động tiêu cực mà chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể gây ra đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Hà Anh

Tin mới

Công an Hải Phòng xử phạt một cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường

Công an Hải Phòng xử phạt một cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường

(CLO) Công an TP Hải Phòng phát hiện Hộ kinh doanh Thương binh Toàn Thắng (quận Dương Kinh, Hải Phòng) ngành nghề kinh doanh là thu gom rác thải không độc hại và tái chế phế liệu nhưng không có giấy phép môi trường, vi phạm pháp luật về môi trường.

Môi trường và cuộc sống
Dệt may Hoàng Thị Loan (HTL) chào bán 5 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ thất bại

Dệt may Hoàng Thị Loan (HTL) chào bán 5 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ thất bại

(CLO) CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Mã: HTL) dự định chào bán 5 triệu cổ phiếu riêng lẻ để thu về 50 tỷ đồng trả nợ. Tuy nhiên phương án trên đã thất bại trong bối cảnh công ty vẫn đang thua lỗ.

Kinh doanh - Tài chính
Cháy kho vải ở TP HCM, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Cháy kho vải ở TP HCM, nhiều tài sản bị thiêu rụi

(CLO) Kho vải nằm trên Quốc lộ 1 gần cầu vượt Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP HCM bốc cháy dữ dội, khói bao trùm cả khu vực, nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Đời sống
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tìm đơn vị in sách tại 4 gói thầu có tổng giá trị hơn 1.600 tỷ đồng

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tìm đơn vị in sách tại 4 gói thầu có tổng giá trị hơn 1.600 tỷ đồng

(CLO) Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) vừa đăng tải thông tin mời thầu cho 4 gói thầu in sách, thuộc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự toán mua sắm: “In Sách giáo dục phục vụ năm học 2025-2026”.

Dự án - Đầu tư
Rộn ràng thị trường hoa Lan dịp Tết Nguyên đán 2025

Rộn ràng thị trường hoa Lan dịp Tết Nguyên đán 2025

(CLO) Lan Hồ Điệp không đơn thuần chỉ là một loài hoa đẹp mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, may mắn và thịnh vượng. Vì vậy, loài hoa này đang được đông đảo người dân Thủ đô tìm kiếm và lựa chọn trang trí, biếu tặng trong dịp Tết Nguyên Đán.

Công luận 24H
Chứng khoán xanh trở lại, nhà đầu tư ngoại bán ròng

Chứng khoán xanh trở lại, nhà đầu tư ngoại bán ròng

(CLO) Ngày 13/1, chỉ số VN-Index tăng trở lại sau 2 phiên đi xuống. Thanh khoản đạt hơn 12.000 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng.

Kinh doanh - Tài chính
Lào Cai: Nhiệt độ giảm xuống âm 0 độ C, băng tuyết phủ trắng vùng núi Y Tý

Lào Cai: Nhiệt độ giảm xuống âm 0 độ C, băng tuyết phủ trắng vùng núi Y Tý

(CLO) Sáng nay (13/1), xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C. Mưa tuyết xuất hiện phủ trắng bản làng, núi rừng trông như phong cảnh châu Âu.

Đời sống
Samsung đẩy nhanh phát triển HBM4, cạnh tranh trực tiếp với SK Hynix

Samsung đẩy nhanh phát triển HBM4, cạnh tranh trực tiếp với SK Hynix

(CLO) Samsung đẩy nhanh phát triển chip HBM4, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch, đối mặt cạnh tranh khốc liệt từ SK Hynix và áp lực từ đối tác Nvidia.

Sức sống số
Ấn Độ bước vào lễ hội Maha Kumbh Mela, cuộc tụ họp lớn nhất của nhân loại

Ấn Độ bước vào lễ hội Maha Kumbh Mela, cuộc tụ họp lớn nhất của nhân loại

(CLO) Lễ hội Maha Kumbh Mela, sự kiện linh thiêng kéo dài 6 tuần của đạo Hindu, đã chính thức khai mạc vào hôm nay (13/1) tại thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Thế giới 24h
Nha Trang: Làm rõ hành vi người đàn ông rút kiếm dọa nhân viên môi trường

Nha Trang: Làm rõ hành vi người đàn ông rút kiếm dọa nhân viên môi trường

(CLO) Công an TP Nha Trang, Khánh Hòa, đã làm việc với những người liên quan và đang củng cố hồ sơ xử lý vụ người đàn ông lấy kiếm đe dọa nhân viên môi trường khi bị nhắc nhở vì hái hoa ở công viên.

Công luận 24H
TP. HCM sẽ có đánh giá, tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông

TP. HCM sẽ có đánh giá, tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông

(CLO) Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết sẽ có buổi họp để đánh giá lại tình hình giao thông TP những ngày qua, cũng như phương hướng tổ chức lại giao thông, đèn tín hiệu giao thông tốt nhất.

Công luận 24H
Thấy gì từ bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025

Thấy gì từ bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025

(CLO) Bảng xếp hạng đại học cho thấy trường công, trường đa ngành, trường thành lập lâu năm có ưu thế hơn so với những trường tư thục, trường mới thành lập và các trường đơn ngành.

Giáo dục
Cháy lớn tại khu nhà xưởng Tân Triều, khói đen cao hàng chục mét

Cháy lớn tại khu nhà xưởng Tân Triều, khói đen cao hàng chục mét

(CLO) Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại dãy nhà xưởng ở Tân Triều (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngọn lửa lan nhanh, khói đen bốc cao hàng chục mét...

Đời sống
Nạn nhân hỏa hoạn bị cắt bảo hiểm ở Los Angeles có nguy cơ mất trắng

Nạn nhân hỏa hoạn bị cắt bảo hiểm ở Los Angeles có nguy cơ mất trắng

(CLO) Các vụ cháy rừng tại Los Angeles, California không chỉ tàn phá nhà cửa mà còn làm nổi bật cuộc khủng hoảng bảo hiểm tại bang này.

Thế giới 24h
Indonesia gia nhập BRICS: Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

Indonesia gia nhập BRICS: Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực.

Thế giới 24h
Iran xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ trị giá 9,4 tỷ USD sang Iraq trong 9 tháng

Iran xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ trị giá 9,4 tỷ USD sang Iraq trong 9 tháng

(CLO) Hơn 2.200 loại sản phẩm từ Iran đã chinh phục thị trường Iraq, đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu thương mại 20 tỷ USD/năm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiêu điểm Quốc tế
Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Tiêu điểm Quốc tế
Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu
Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.

Tiêu điểm Quốc tế
Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.

Tiêu điểm Quốc tế