“Cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần cân bằng

Thứ năm, 10/12/2020 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu như trước đây, xe công nghệ được hưởng khá nhiều lợi thế so với các đơn vị vận tải truyền thống thì gần đây những lợi thế này đã giảm mạnh. Với việc Grab (chiếm thị phần hơn 70% tại Việt Nam) tăng giá cước, “cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần cân bằng trở lại.

Đông đảo tài xế đã căng băng rôn, tắt ứng dụng để phản đối việc tăng giá cước và mức chiết khấu của Grab. Ảnh: TL

Đông đảo tài xế đã căng băng rôn, tắt ứng dụng để phản đối việc tăng giá cước và mức chiết khấu của Grab. Ảnh: TL

Ngược dòng thời gian năm 2014, Grab bắt đầu có mặt tại Việt Nam với tên gọi ban đầu là GrabTaxi. Đến tháng 10/2014, Grab tiếp tục cho ra mắt dịch vụ GrabBike. Với những ưu điểm của loại hình xe ôm, Taxi công nghệ như minh bạch hóa với hành khách, thuận tiện cho người đi, áp dụng công nghệ 4.0,... hiện Grab đã trở thành một phần quan trọng của thị trường vận tải hành khách tại Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều bất cập cũng được bộc lộ khi . Đặc biệt là việc phát triển nhanh chóng, tràn lan thiếu quản lý và kiểm soát dẫn tới lượng xe ôm, Taxi công nghệ gia tăng nhanh chóng tạo nên áp lực lớn cho hạ tầng gia thông nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17/1/2020, Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành đem tới kỳ vọng chấm dứt tranh cãi giữa Taxi truyền thống và Taxi công nghệ, những vướng mắc quyền nghĩa vụ giữa lái xe, hãng công nghệ và khách hàng.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm xe hợp đồng điện tử, thời gian dừng từ ngày 1/4/2020. Không còn bó hẹp tại 5 tỉnh, thành phố  gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh; GrabTaxi đã phủ sóng khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Tưởng rằng những tranh cãi, bất cập về xe công nghệ đã chấm dứt thì ngày 7/12 vừa qua, hàng trăm tài xế Grab đã căng băng rôn, tắt ứng dụng, diễu hành khắp các tuyến phố ở Hà Nội và TP.Hồ Chính Minh và nhiều tỉnh thành phố trong cả nước để phản đối việc Công ty Grab tăng tỷ lệ khấu trừ trên doanh thu cuốc xe.

Theo đó từ 5/12, Grab điều chỉnh giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2 km đầu và tăng thêm 1.000 đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng) cho mỗi km tiếp theo. Tương tự, GrabCar 7 chỗ sẽ áp dụng mức tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2 km đầu tiên và từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.

Tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2 km đầu tiên và tăng thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabExpress cũng được điều chỉnh tăng.

Lý giải việc điều chỉnh giá cước lần này, Grab cho biết theo quy định mới của Nghị định 126/2020, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ được áp dụng. Do đó, để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế, nền tảng đặt xe này đã phải tăng giá cước cơ bản các dịch vụ.

Tỉ lệ chiết khấu tài xế GrabCar áp dụng từ 28,375% lên 32,841% (bao gồm phí ứng dụng + phí VAT + thuế thu nhập cá nhân) đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%.

“Cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần trở lại cân bằng. Ảnh minh họa

“Cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần trở lại cân bằng. Ảnh minh họa

Trước việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu với lái xe, anh Minh Tuấn (trú tại huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) một tài xế GrabCar không khỏi lo lắng cho biết, do công việc ở quê không ổn định nên năm 2019, anh đã vay ngân hàng mua ô tô để chạy Grab. Nhưng không may, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến lượng khách giảm hẳn thậm chí trong thời điểm giãn cách xã hội lượng khách hầu như không có nên anh không có khách.

Đến nay, khi khách đi nhiều hơn thì chiết khấu lại tăng, cố gắng lắm thu nhập của anh cũng chỉ đủ trả nợ ngân hàng. Cánh tài xế như anh Sơn lo ngại việc tăng giá cước sẽ khiến khách hàng trở lại sử dụng dịch vụ Taxi, xe ôm truyền thống và không còn mặn mà với xe công nghệ.

Lo lắng và bức xúc hơn cả là đội ngũ tài xế GrabBike khi thu nhập của họ chắc chắn sẽ bị giảm đi đáng kể. Anh Cường, một lái xe đã có thâm niên hơn 4 năm hành nghề GrabBike bộc bạch, từ trước đến nay lái xe ôm công nghệ luôn phải tự trang bị phương tiện, giày dép, mũ áo,... ngoài ra là những chi phí sửa chữa phương tiện.

Anh tâm, sự, chạy giữa đường, nắng mưa một cái bảo hiểm y tế tài xế cũng không có bây giờ phải đóng thuế thì thật vô lý. Anh Cường cũng lo lắng sau Grab, các dịch vụ gọi xe khác như Be, FastGo, Now,...cũng sẽ tăng giá theo khiến khách hàng quay lưng và cánh tài xế sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải cho biết, hiểu một cách đơn giản, bạn mua vé máy bay, xe khách, tàu hỏa, thuê khách sạn, ăn uống,… giá của nó đã bao gồm thuế VAT 10%, doanh nghiệp chỉ thu hộ và nộp về ngân sách nhà nước. Bạn đi một cuốc taxi, một cuốc GrabBike cũng vậy. Từ trước tới giờ tất cả các hãng Taxi truyền thống đều thu và nộp như vậy.

Nhưng từ trước đến nay Grab luôn nhận mình là một đơn vị cung cấp dịch vụ gọi xe, không phải cung cấp dịch vụ vận tải (nhưng thực tế hoạt động chẳng khác gì các hãng vận tải truyền thống) để được hưởng VAT 3%. Từ đó Grab hạ giá thành, tăng chiết khấu để cạnh tranh không lành mạnh, thu hút tài xế và chiếm thị phần tới hơn 70% tại Việt Nam.

Nay Nghị định 126 đưa Grab trở về đúng bản chất, công bằng với các hãng vận tải khác. Nhưng Grab lại tăng thu chiết khấu từ tài xế lên thành 10% so với 3% trước kia. Điều này vừa đẩy khoản thuế VAT cho các tài xế phải nộp (thay vì người tiêu dùng), vừa giữ được lợi thế cạnh tranh với các hãng vận tải truyền thống.

Lợi thế không chỉ là những con số % mà còn là cách đối xử với tài xế, với khách hàng. Nếu như trước đây, xe công nghệ được hưởng khá nhiều lợi thế thì gần đây những lợi thế này đã giảm mạnh. Với việc tăng giá, “cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần cân bằng và khách hàng sẽ là người lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, ưu việt nhất.

Hoàng Lan

Tin khác

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống
EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

(CLO) Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập và chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.

Đời sống
Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

(CLO) Với bao lời hứa hẹn, dự án cống hóa mương Kẻ Khế đã được phê duyệt từ năm 2008 với hy vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nhưng sau 16 năm triển khai, dự án này vẫn “án binh bất động”.

Đời sống
Dự báo thời tiết 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, mưa dông về chiều tối

Dự báo thời tiết 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, mưa dông về chiều tối

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 23/4/2024, Hà Nội trưa, chiều trời nắng, chiều, tối mưa rào, dông rải rác, nhiệt độ từ 24-32 độ C.

Đời sống
Yên Bái: Tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong

Yên Bái: Tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong

(CLO) Chiều ngày 22/4, lãnh đạo huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra sự cố lao động nghiêm trọng tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương.

Đời sống