Cuộc đua mới trên thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam

Thứ năm, 31/05/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng kép (CAGR) lên tới 33% trong giai đoạn 2017-2022. Đây là "miếng bánh" béo bở cho các doanh nghiệp bán lẻ cả trong và ngoài nước.

Miếng bánh béo bở

Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM), bán lẻ trực tuyến được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất của thương mại điện tử, lên đến 35% trong năm 2017. Con số này cao hơn phân nửa so với tốc độ tăng trưởng bình quân 25% của toàn ngành thương mại điện tử Việt Nam, vốn được đánh giá là rất hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.

Người tiêu dùng vẫn thận trọng khi mua hàng qua mạng do những e ngại về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau mua hàng. Do đó các mặt hàng quần áo, giày dép và dụng cụ gia đình giá trị thấp vẫn chiếm đa số trong cơ cấu hàng mua qua mạng.

 Ngoài ra, một trong những rào cản của thương mại điện tử Việt Nam là hệ thống thanh toán chưa được thuận lợi. Theo thống kê, 90% giao dịch thanh toán tại Việt Nam vẫn đang sử dụng tiền mặt, kể cả việc thanh toán những đơn hàng online cũng chủ yếu bằng hình thức COD (Cash on Delivery).

Về mặt này, các công ty Trung Quốc lại cho thấy sự nhanh nhạy qua việc Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent được đưa vào Việt Nam để phục vụ khách du lịch Trung Quốc thanh toán bằng công nghệ QR code. Tuy nhiên, VDSC cho rằng hình thức thanh toán điện tử sẽ cần thêm nhiều thời gian để có thể trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Báo Công luận
 

Cuộc đua triển khai ứng dụng thương mại điện tử  vào bán lẻ

Tới đây, cuộc đua bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam sẽ ngày càng gay cấn hơn khi các hệ thống siêu thị cả trong và ngoài nước như Co.op Mart, Aeon, Lotte Mart... bước đầu ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động bán lẻ, với quy mô đầu tư ít nhất là 50 triệu USD trong những năm tiếp theo. Cụ thể, Aeon là hệ thống siêu thị áp dụng thương mại điện tử tại Việt Nam với việc ra mắt website bán hàng từ năm 2017, và vận hành thêm ứng dụng mua sắm online hồi cuối năm, đồng thời nâng cấp dịch vụ lên giao hàng toàn quốc. 

Hệ thống siêu thị Lotte cũng vừa cho vận hành ứng dụng mua sắm trực tuyến trên smartphone khoảng 3 tháng nay. Bước đầu đánh giá, mỗi tháng lượng người dùng ứng dụng tăng trưởng gấp đôi. Lotte cho biết, sắp tới sẽ đầu tư tiếp khoảng 1.000 tỷ đồng vào thương mại điện tử tại Việt Nam. 

Ngay cả Saigon Co-op, đơn vị có độ phủ hệ thống bán lẻ rộng hàng đầu thị trường tại Việt Nam hiện nay, khá thận trọng trong việc ứng dụng thương mại điện tử, nhưng trước xu thế của thị trường, mới đây, Saigon Co-op cho biết sẽ bắt đầu ứng dụng mô hình thương mại điện tử kết nối đa phương tiện từ giữa năm nay.

Tuy nhiên các doanh nghiệp ngoại, đặc biệt là những nhà đầu tư tới từ Trung Quốc đang đe dọa thị phần của những “ông lớn” bán lẻ trực tuyến trong nước. Hiện Lazada, Tiki, và Shopee là những doanh nghiệp bán lẻ đã “bán mình” cho các ông chủ Trung Quốc. 

Theo nhiều chuyên gia, dịch vụ thương mại điện tử chính là bài toán lớn mà tất cả hệ thống siêu thị phải tìm cách giải được, mới mong giành được thị phần trong bán lẻ trực tuyến. Giới chuyên gia cũng cho rằng, độ phủ chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là cách làm dịch vụ. 

Sau khi các doanh nghiệp ngoại chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ trong nước từ cách đây vài năm, thì nay, bằng kinh nghiệm trên trường quốc tế, khối ngoại có vẻ như đang làm bài bản hơn, nhanh hơn các doanh nghiệp nội trong “cuộc đua” thương mại điện tử. 

Vì vậy, doanh nghiệp trong nước cần hoàn thiện lại quy trình dịch vụ, đảm bảo được việc giao hàng đến khách hàng có thái độ, dịch vụ tốt hơn.

Nguyễn Nam

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm