“Cuộc đua mũi tiêm thứ 3” và lời khẩn cầu của người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới

Thứ năm, 12/08/2021 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cho tới thời điểm này, mục tiêu cũng như lời khẩn cầu của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc tiêm vaccine cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới vào tháng 9 tới dường như vẫn đang bị lãng quên.

Theo thống kê (tính đến ngày 9/8) của trang “Our World Data”, mới có 30,2% dân số toàn cầu được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Còn Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thì nhắc đi nhắc lại nhiều lần về mục tiêu tiêm phòng đủ liều vaccine Covid-19 cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới vào tháng 9 tới, và tha thiết kêu gọi kêu gọi các nước tạm ngừng tiêm liều vaccine thứ 3. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này mục tiêu cũng như lời khẩn cầu của WHO dường như vẫn đang bị lãng quên.

Những cột mốc cần phải đạt được để kết thúc đại dịch

Nếu có một câu hỏi mà hầu hết những người dân cũng như các quốc gia trên khắp toàn cầu đang mong mỏi có được câu trả lời thì đó sẽ là câu hỏi: Bao giờ đại dịch Covid-19 kết thúc?

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, với một dịch bệnh đã diễn tiến quá sâu, rộng và phức tạp như Covid-19, đây là câu hỏi rất khó để có câu trả lời chính xác hoặc đồng nhất. Nói như bà Rachael Piltch-Loeb, nhà nghiên cứu tại khoa y tế công cộng T.H.Chan tại Đại học Harvard: “Ngay cả trong cộng đồng khoa học, bạn sẽ nhận được câu trả lời thực sự khác nhau. Không có định nghĩa nào về kết thúc đại dịch là như thế nào. Virus này sẽ không biến mất cho tới khi nó được kiểm soát hoặc bị hạn chế trên toàn cầu”.

Tiêm mũi vaccine thứ ba tại Israel - Ảnh: Reuters.

Tiêm mũi vaccine thứ ba tại Israel - Ảnh: Reuters.

Dù vậy, có một phương án trả lời mà chắc hẳn cả WHO lẫn hầu hết các nhà khoa học trên toàn thế giới có sự đồng nhất, đó là việc: tiêm chủng đủ liều vaccine là cách hiệu quả nhất để kết thúc đại dịch Covid-19 (cho dù, như các chuyên gia của WHO vẫn luôn kèm theo lời nhấn mạnh: vaccine an toàn và hiệu quả nhưng nó không phải là “chìa khóa vạn năng”, chỉ vaccine không thể chấm dứt lây truyền trong cộng đồng mà còn là việc thực hiện nghiêm các biện pháp 5K).

Làm rõ hơn điều này, nhiều tháng qua, WHO liên tục nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông cũng như các Diễn đàn, bàn đàm phán rằng, mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9/2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.

Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 trải qua nhiều tháng, vẫn diễn tiến hết sức chậm chạp. Theo thống kê (tính đến ngày 9/8) của trang “Our World Data”, mới có 30,2% dân số toàn cầu được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 và chỉ mới có… 1,1% người dân tại các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều vaccine. Rõ ràng phân phối vaccine vẫn đang mất cân bằng nghiêm trọng và rằng việc các nước giàu kiểm soát nguồn cung vaccine sẽ tiếp tục làm gia tăng khoảng cách về tỷ lệ tiêm chủng giữa các nước và theo đà này, rõ ràng các mục tiêu mà WHO đề ra là rất khó đạt được.

Bất bình đẳng vaccine là trở ngại lớn nhất của thế giới trong việc chấm dứt đại dịch”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định trong nỗi thất vọng khó giấu.

Tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 thứ 3: WHO khuyến cáo, nhiều nước phớt lờ

Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ là nhằm bảo vệ người dân trước biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng có những quốc gia sử dụng hầu hết nguồn cung (vaccine) trên toàn cầu” - Tổng Giám đốc WHO ngày 4/8 vừa qua đã không nén nổi nỗi bức bối. Liên tục nhiều tháng qua, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tha thiết kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa Covid-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới bởi theo ông, việc trì hoãn này nhằm đảm bảo rằng 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được tiêm chủng ngừa Covid-19.  

Trong các tuyên bố trước đó, các chuyên gia hàng đầu của WHO đã nêu quan điểm rằng chưa có cơ sở khoa học nào cho thấy cần phải tiêm vaccine liều tăng cường để ngừa Covid-19. Theo WHO, các loại vaccine trong danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của cơ quan này đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 nếu người đó đã được tiêm đầy đủ.

Do đó, WHO khẳng định các quốc gia giàu có không nên đặt mua thêm vaccine phòng Covid-19 thay vào đó họ nên chuyển liều lượng vaccine của mình sang chương trình chia sẻ vaccine COVAX để dành cho các nước có thu nhập trung bình và nghèo hơn. “Từ quan điểm đạo đức, chúng ta chưa nên làm việc đó. Chúng ta nên chia sẻ vaccine với thế giới ngay khi có thể” - giáo sư Barry Pakes tại Đại học Toronto, Canada bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, những lời khẩn cầu từ phía WHO có lẽ chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Một số quốc gia vẫn lẳng lặng triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa Covid-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa Covid-19 khi triển khai tiêm từ đầu tháng 7. Israel, Nga, và Hungary đã tiến hành tiêm mũi nhắc lại cho những người đã được tiêm đủ liều Pfizer. Đức, Pháp Anh dự kiến tiêm vào tháng 9. Mỹ dù đang ở giai đoạn “xem xét tiêm liều vaccine thứ ba” nhưng như lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki “đáp trả” tuyên bố của WHO thì “Chúng tôi (nước Mỹ) có thể làm cả hai (tiêm nhắc lại và quyên tặng vaccine)”. Chính phủ Nhật cũng dự kiến khuyến khích tiêm mũi thứ 3 vào năm 2022.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế