Cuộc sống ở Afghanistan đã thay đổi thế nào từ khi Taliban tiếp quản?

Thứ ba, 16/08/2022 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Taliban đã khiến cả thế giới bất ngờ khi chiếm được Kabul vào ngày 15/8/2021 do không vấp phải sự kháng cự từ các lực lượng của cựu Tổng thống Ashraf Ghani. Họ quay trở lại nắm quyền sau khi Mỹ lật đổ chế độ của họ trong một chiến dịch quân sự vào năm 2001.

Các chuyên gia cho rằng sự sụp đổ của chính phủ ông Ghani là không thể tránh khỏi một khi các lực lượng NATO bắt đầu rút khỏi đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh vào tháng 5/2021 do kết quả của thỏa thuận của Washington với Taliban vào tháng 2/2020.

cuoc song o afghanistan da thay doi the nao tu khi taliban tiep quan hinh 1

Các tiến bộ trong 20 năm của Afghanistan đang nhanh chóng bị đảo ngược. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Ngoài tác động địa chính trị của việc Taliban trở lại nắm quyền, cuộc sống của những người Afghanistan bình thường đã thay đổi đáng kể kể từ năm ngoái, hầu hết là theo chiều hướng tồi tệ hơn.

Tiến bộ bị đảo ngược

Bất chấp những lời chỉ trích nhằm vào các chính phủ do Mỹ hậu thuẫn ở Afghanistan sau khi Taliban bị lật đổ vào năm 2001, Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ trên một số mặt trong hai thập kỷ qua.

Các phương tiện truyền thông độc lập đã phát triển mạnh mẽ dưới thời các cựu tổng thống Hamid Karzai và Ashraf Ghani, nhân quyền đã được cải thiện đáng kể, số lượng trẻ em gái bắt đầu đi học và các trường đại học ngày càng tăng, và tầng lớp trung lưu của Afghanistan đã trải qua thời kỳ thịnh vượng tương đối.

Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, những thành tựu này đã bị đảo ngược phần lớn.

Taliban đã không thực hiện hầu hết các lời hứa của họ theo thỏa thuận Doha năm 2020. Họ đã miễn cưỡng thành lập một chính phủ trong nước, trong khi các bé gái trên lớp 6 không được phép đến trường. Ngoài ra, phụ nữ không được phép làm việc trong hầu hết các lĩnh vực và họ chỉ có thể đến thăm các công viên công cộng vào những ngày cụ thể.

Nền kinh tế của Afghanistan hiện đang rơi tự do, với cảnh báo của Liên Hợp Quốc về một thảm họa nhân đạo đang xảy ra ở nước này. Kể từ khi nắm chính quyền, Taliban đã thúc ép cộng đồng quốc tế công nhận họ là chính phủ hợp pháp của Afghanistan.

Sự công nhận của quốc tế là rất quan trọng để Taliban tránh được sự sụp đổ kinh tế tiềm tàng. Hàng triệu người Afghanistan không có việc làm và tài khoản ngân hàng của họ bị đóng băng. Nhiều người đang bán tài sản của họ để mua thực phẩm, trong khi các cộng đồng thành thị lần đầu tiên phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.

Vào tháng 1/2022, Liên Hợp Quốc đã đưa ra "lời kêu gọi lớn nhất từ ​​trước đến nay" về viện trợ nhân đạo cho một quốc gia, nói rằng họ cần 4,4 tỷ USD cho Afghanistan để ngăn chặn "cuộc khủng hoảng nhân đạo đang xấu đi nhanh nhất trên thế giới".

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã hạn chế giao tiền trực tiếp cho Taliban, vì lo ngại nhóm này sẽ sử dụng tiền để mua vũ khí. Vì lý do tương tự, Washington đã từ chối giải phóng tài sản ngân hàng của Afghanistan.

Quyền phụ nữ đi xuống

Theo LHQ, Afghanistan là quốc gia duy nhất trên thế giới mà trẻ em gái không được phép học trung học. Một số lượng lớn phụ nữ làm việc ở các vị trí khác nhau trong các chính quyền trước đây đã bị Taliban cho nghỉ trong những tháng đầu tiên cầm quyền.

Nhiều phụ nữ Afghanistan xuống đường phản đối các quyết định đàn áp của Taliban. Tuy nhiên, Taliban đã sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc biểu tình, bắt giữ nhiều nhà hoạt động vì quyền phụ nữ.

"Chưa đầy một năm sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan, các chính sách hà khắc của họ đang tước đi quyền của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái", bà Agnes Callamard, tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết vào tháng 7.

Bất chấp áp lực từ những người cầm quyền Hồi giáo, nhiều phụ nữ Afghanistan vẫn đang cố gắng để tiếng nói của họ được lắng nghe.

Một số phụ nữ biểu tình đã rời khỏi đất nước, nhưng ít nhất năm nhóm nữ quyền vẫn đang hoạt động ở đó. Một số người trong số họ đang lên tiếng trên mạng xã hội phản đối chiến dịch đàn áp của Taliban, bắt giữ tùy tiện, chưa kể đến tra tấn thể chất và tâm lý.

Tự do truyền thông bị đe doạ

Truyền thông độc lập được coi là kẻ thù của Taliban. Lĩnh vực này đã phát triển nhảy vọt trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2020, nhưng hiện nay hàng nghìn nhà báo Afghanistan đang phải lưu vong hoặc bị mất việc làm.

Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, 43% các cơ sở truyền thông của Afghanistan đã bị đóng cửa trong 3 tháng qua. Họ cho biết rằng: "Trong số 10.780 người làm việc tại các tòa soạn của Afghanistan vào đầu tháng 8/2021, hiện chỉ có 4.360 người làm việc vào tháng 12, giảm 60%".

Oong Mohammad Zia Bumia, người đứng đầu Hiệp hội Truyền thông Tự do Nam Á tại Afghanistan, nói rằng sau khi chính phủ của ông Ashraf Ghani sụp đổ, nhiều cơ quan truyền thông Afghanistan đã đóng cửa hoạt động khiến hàng trăm nhà báo Afghanistan thất nghiệp.

Bumia nói, cuộc đàn áp của Taliban và tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ cũng là những lý do khiến tự do truyền thông xấu đi. "Taliban đã áp đặt kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với phương tiện truyền thông, về tin tức cũng như giải trí", ông cho biết.

Hoàng Nam (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h