Cuộc xung đột tại Ukraine đẩy Sri Lanka vào tình trạng vỡ nợ

Thứ sáu, 18/03/2022 07:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc xung đột của Nga ở Ukraine vốn đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu, hiện đang đe dọa hủy hoại nền kinh tế trị giá 81 tỷ USD cách đó hơn 4.000 dặm ở Ấn Độ Dương.

Đợi 7 tiếng đồng hồ để được đổ xăng, dù giá tăng gần 50%

Bị ảnh hưởng bởi chi phí nhập khẩu dầu tăng cao và doanh thu du lịch giảm, Sri Lanka đang chạy đua để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ trong bối cảnh tỷ lệ nắm giữ ngoại hối ngày càng giảm.

Với lạm phát đã ở mức 15% - mức tồi tệ nhất ở châu Á, cuộc gây hấn này chỉ khiến hòn đảo nhiệt đới nằm ngoài khơi cực nam của Ấn Độ trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện kéo dài tới 7 giờ đồng hồ đã trở thành thói quen hàng ngày của người dân nơi đây, trong khi thời gian xếp hàng chờ đợi ngày càng lâu hơn tại các trạm xăng, nơi giá đã tăng gần 50% trong tháng này.

cuoc xung dot tai ukraine day sri lanka vao tinh trang vo no hinh 1

Một cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao tại lối vào văn phòng tổng thống ở Colombo. (Nguồn: Ishara S. Kodikara / AFP / Getty Images).

Các nhà chức trách đang phải vật lộn để kiềm chế cuộc khủng hoảng. Họ đã tăng lãi suất, phá giá đồng nội tệ và hạn chế các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu. Nhưng với 2 tỷ USD dự trữ ngoại hối ít ỏi và 7 tỷ USD nợ phải trả trong năm nay, cuộc chiến đang trở nên khó khăn.

Chính phủ trong tuần này cuối cùng đã từ bỏ sự miễn cưỡng của mình trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Sri Lanka.

“Tìm kiếm sự trợ giúp từ IMF là cách khả thi nhất để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình cán cân nước ngoài vốn đã yếu, làm tăng khoảng cách giữa các yêu cầu tài chính nước ngoài và các nguồn tài chính sẵn có”, Ankur Shukla, một nhà kinh tế tại Mumbai của Bloomberg Economics cho biết.

Một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất của châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai đã đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với Sri Lanka, quốc gia vẫn đang phục hồi sau cuộc xung đột sắc tộc tàn bạo kéo dài 30 năm kết thúc vào năm 2009.

Ông Shukla cho biết tại Nam Á, các quốc gia dễ bị tổn thương khác bao gồm Bangladesh, Maldives, Nepal và Pakistan. Mặc dù các mối liên kết thương mại và tài chính trực tiếp với Nga và Ukraine còn hạn chế, nhưng “cú sốc về giá và nguồn cung cũng rất mạnh”, ông viết trong một báo cáo vào ngày 9/3.

Với dân số khoảng 22 triệu người, Sri Lanka là nước nhập khẩu ròng hàng hóa từ thuốc đến nhiên liệu. Trong tháng 12, các sản phẩm dầu mỏ chiếm khoảng 20% trong các lô hàng đến và chi phí đã tăng 88% so với một năm trước đó. Giá dầu tăng trong năm nay càng thêm gánh nặng cho quốc gia này.

Một điểm nhức nhối nữa là doanh thu từ du lịch. Khoảng 30% du khách năm nay đến từ Nga, Ukraine, Ba Lan và Belarus, và chiến tranh đang đe dọa làm tắt nguồn khách đó. Sri Lanka kiếm được 3,6 tỷ USD từ du lịch vào năm 2019 trước đại dịch và giảm xuống còn chưa đầy 1/5 doanh thu này chỉ 2 năm sau đó, dữ liệu chính thức cho thấy.

Hệ luỵ nặng nề

Nợ nước ngoài của Chính phủ ở mức 32 tỷ USD tính đến tháng 11 vừa qua. Sự lạc quan rằng Chính phủ sẽ sớm đạt được thỏa thuận với IMF đã thúc đẩy một đợt tăng trái phiếu bằng đồng đô-la của nước này.

Citigroup Inc. cho biết trái phiếu quốc tế của Sri Lanka cần được tái cơ cấu vào tháng 7 vì Sri Lanka không có đủ nguồn lực cần thiết để thanh toán 1 tỷ USD đến hạn vào tháng đó.

Bên cạnh việc tăng lãi vay và phá giá đồng rupee, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka Ajith Nivard Cabraal cũng thúc giục hạn chế nhập khẩu khoảng 300 mặt hàng không thiết yếu từ thiết bị điện tử đến táo và tăng giá nhiên liệu và thuế điện.

“Chính phủ dường như đang phản ứng tích cực và điều đó sẽ giúp hướng nền kinh tế đi đến vùng biển êm dịu hơn trong thời điểm thế giới có nhiều thách thức chưa từng có”, Cabraal cho biết qua điện thoại vào tuần trước.

Tuy nhiên, đối với những người dân Sri Lanka, nỗi đau là có thật. Anh Sugath Chaminda, 44 tuổi, cho biết anh đã mất khoảng 10 giờ đồng hồ để đổ xăng cho chiếc xe kéo tự động của mình, sau khi đã đến nhiều trạm xăng đã cạn.

“Tôi không biết Chính phủ đang làm gì để khiến chúng tôi chịu đựng tình trạng này”, anh Chaminda nói.

cuoc xung dot tai ukraine day sri lanka vao tinh trang vo no hinh 2

Người dân chờ mua khí gas ở Colombo ngày 14/3. (Nguồn: Ishara S. Kodikara / AFP / Getty Images).

Năm ngoái, Chính phủ đã cấm nhập khẩu phân bón hóa học để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy canh tác hữu cơ. Nhưng điều đó gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa và các cuộc biểu tình, khiến Chính phủ phải đảo ngược quyết định vào tháng 11.

Sri Lanka cũng đã tiếp cận Trung Quốc và Ấn Độ để xin các hạn mức tín dụng song phương nhằm tránh một gói cứu trợ của IMF, nhưng các cuộc đàm phán đã trở nên phức tạp do tình hình tại Ukraine. Trong quá khứ, các nhà hoạch định chính sách thường coi một số điều kiện của IMF là gánh nặng, dẫn đến việc miễn cưỡng tham gia với cơ quan này.

Rajapaksa cho biết hôm thứ Tư, Chính phủ của ông đã cân nhắc những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với IMF, tổ chức này đã thúc giục một “chiến lược đáng tin cậy và chặt chẽ” để khôi phục sự ổn định kinh tế vĩ mô và tính bền vững của nợ.

Sơn Tùng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô