(CLO) Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã chính thức bị bắt vì tội nổi loạn liên quan đến vụ thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol, theo phát ngôn viên của tòa án cho biết vào sáng thứ Tư (11/12).
Ông Kim Yong-hyun chính thức bị bắt sau khi tòa án Seoul chấp thuận lệnh bắt giữ ông vì cáo buộc đóng vai trò chủ chốt trong một cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực. Ông Kim trở thành người đầu tiên bị bắt trong vụ thiết quân luật ngày 3/12. Tội nổi loạn lật đổ chính quyền tại Hàn Quốc có mức án tối đa là tử hình.
Cùng ngày, cảnh sát cho biết rằng hai sĩ quan cảnh sát hàng đầu của Hàn Quốc đã bị bắt giữ để điều tra về vai trò của họ trong vụ thiết quân luật nói trên. Cụ thể, Tổng cục trưởng Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Cho Ji-ho và Kim Bong-sik, người đứng đầu cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul, đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Namdaemun của Seoul.
Lên kế hoạch lôi tất cả nghị sĩ ra ngoài Quốc hội
Các quan chức cảnh sát nói trên đã bị điều tra về vai trò của họ trong việc triển khai lực lượng cảnh sát tới Quốc hội Hàn Quốc nhằm ngăn cản các nhà lập pháp vào Tòa nhà Quốc hội để bỏ phiếu bãi bỏ lệnh thiết quân luật của ông Yoon.
Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc cũng bị bao vây bởi quân đội vũ trang hạng nặng, mà các chỉ huy quân sự cho biết đã được triển khai theo lệnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng, nhằm ngăn cản các nghị sĩ vào trong hoặc đưa họ ra ngoài.
Nhưng cuối cùng, đã có đủ số nhà lập pháp vào được hội trường quốc hội và nhất trí bác bỏ sắc lệnh của Yoon, buộc nội các phải hủy bỏ sắc lệnh trước bình minh ngày 4 tháng 12.
Trong phiên điều trần của Quốc hội Hàn Quốc vào thứ Ba, Kwak Jong-keun, Chỉ huy Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt của Quân đội, người đã cử quân đến quốc hội, đã làm chứng rằng ông nhận được chỉ thị trực tiếp từ Kim Yong-hyun nhằm cản trở các nhà lập pháp vào phòng họp chính của Quốc hội Hàn Quốc. Kwak cho biết mục đích của chỉ thị của Kim là ngăn cản quốc hội gồm 300 thành viên thu thập đủ 150 phiếu bầu cần thiết để lật ngược lệnh thiết quân luật của Yoon.
Kwak cho biết Yoon sau đó đã gọi điện trực tiếp cho ông và yêu cầu quân lính "nhanh chóng phá cửa và lôi những nhà lập pháp đang ở bên trong ra ngoài". Kwak cho biết ông đã thảo luận về lệnh của Yoon với chỉ huy tại hiện trường và họ kết luận rằng không thể làm gì được nữa, loại trừ khả năng đe dọa các nhà lập pháp bằng cách bắn đạn giả hoặc cắt điện.
Có ý định giam giữ các nghị sĩ trong boongke
Tại phiên điều trần này, sĩ quan cấp cao Kim Dae-woo của cơ quan phản gián quân đội cho biết chỉ huy của ông, Yeo In-hyung, đã hỏi ông rằng một boongke quân đội ở Seoul có đủ chỗ để giam giữ các chính trị gia và những nhân vật khác sau khi thiết quân luật được áp dụng hay không.
Yeo được coi là cộng sự thân cận của cựu Bộ trưởng Kim Yong-hyun. Tuần trước, Hong Jang-won, Phó Giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc, cho biết Yoon đã ra lệnh cho ông giúp Yeo giam giữ một số đối thủ chính trị, nhưng ông đã phớt lờ lệnh của Tổng thống.
Kwak và Yeo nằm trong số những người phải đối mặt với cáo buộc nổi loạn do phe đối lập đưa ra cùng với Yoon và Kim. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đã đình chỉ chức vụ của họ vào tuần trước.
Các hành động vi hiến nghiêm trọng
Các đảng đối lập và nhiều chuyên gia cho rằng sắc lệnh thiết quân luật là vi hiến. Họ nói rằng theo luật, Tổng thống chỉ được phép ban bố thiết quân luật trong "thời chiến, tình huống giống chiến tranh hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia tương đương khác" và Hàn Quốc không ở trong tình huống như vậy.
Họ lập luận rằng việc triển khai quân đội để niêm phong Tòa nhà Quốc hội nhằm đình chỉ các hoạt động chính trị của Quốc hội đồng nghĩa với việc nổi loạn, vì hiến pháp Hàn Quốc không cho phép Tổng thống sử dụng quân đội để đình chỉ Quốc hội trong bất kỳ tình huống nào.
Trong thông báo về thiết quân luật của mình, ông Yoon nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng lại đất nước bằng cách loại bỏ "những người theo Triều Tiên... và các thế lực chống nhà nước", ám chỉ đến các đối thủ chính trị của ông đang chiếm đa số tại Quốc hội Hàn Quốc.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2022, ông Yoon đã có sự bất đồng gần như liên tục với Đảng Dân chủ đối lập, đảng này đã đưa ra các động thái luận tội một số quan chức cấp cao của ông và phát động một cuộc tấn công chính trị về các vụ bê bối liên quan đến ông và vợ ông.
(CLO) Hơn 10 năm kể từ ngày khởi công, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 địa phận quận Hoàng Mai vẫn nằm im bất động, điều này khiến đời sống của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(CLO) Đứng trước những thách thức toàn cầu và của quốc gia về những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu, thời gian vừa qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
(CLO) Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức.
(CLO) 22 bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo, cùng các nhóm bảo vệ quyền dân sự, đã đồng loạt khởi kiện Tổng thống Donald Trump về nỗ lực xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ.
(CLO) Trong giai đoạn cuối của triều đại Ole Gunnar Solskjær, Antony được các tuyển trạch viên của CLB theo sát. Tuy nhiên, mức định giá của tiền đạo người Brazil chỉ khoảng 25-30 triệu bảng. Sang đầu mùa hè năm 2022, sau sự xuất hiện của Erik ten Hag, MU đặt giá trần cho Antony vào khoảng 55 triệu bảng.
(CLO) Cú va chạm khiến nam sinh bị ngã ra đường ở huyện Yên Thành, Nghệ An, ngay trước đầu xe tải từ phía sau đang lao tới. Ngay lập tức, nam sinh này bật dậy và né qua một bên, tránh được bánh chiếc xe tải ngay trước mặt.
(CLO) Chánh Văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự kiến khởi công dự án vào tháng 12/2027.
(CLO) Một nghiên cứu đã tiết lộ rằng gần 1/3 người Mỹ đang tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không được kiểm soát trong nước uống, có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư.
(CLO) Tổng tư lệnh quân đội Israel, Tướng Herzi Halevi, đã thông báo sẽ từ chức vào ngày 6/3, do thất bại an ninh nghiêm trọng trong vụ tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas.
(CLO) Google vừa phát hành phiên bản thử nghiệm Gemini 2.0 Flash Thinking với nhiều cải tiến, bao gồm cửa sổ ngữ cảnh 1 triệu mã thông báo, hỗ trợ mã gốc và hiệu suất vượt trội.
(CLO) Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết, sau gần 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 230.672 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
(CLO) Samsung có thể giới thiệu tai nghe XR Project Moohan tại sự kiện Galaxy Unpacked ngày mai, mang đến cái nhìn đầu tiên về đối thủ của Apple Vision Pro và Meta Quest 3.
(CLO) Hàng trăm đối tượng từng bị kết án vì tham gia vụ tấn công Điện Capitol vào ngày 6/1 năm 2021 đã được trả tự do sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh ân xá cho hơn 1.500 cá nhân.
(CLO) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát động một "chiến dịch quân sự quy mô lớn" tại thành phố Jenin ở Bờ Tây bị chiếm đóng - chỉ hai ngày sau khi lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực.
(CLO) Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức.
(CLO) 22 bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo, cùng các nhóm bảo vệ quyền dân sự, đã đồng loạt khởi kiện Tổng thống Donald Trump về nỗ lực xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ.
(CLO) Tổng tư lệnh quân đội Israel, Tướng Herzi Halevi, đã thông báo sẽ từ chức vào ngày 6/3, do thất bại an ninh nghiêm trọng trong vụ tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas.
(CLO) Hàng trăm đối tượng từng bị kết án vì tham gia vụ tấn công Điện Capitol vào ngày 6/1 năm 2021 đã được trả tự do sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh ân xá cho hơn 1.500 cá nhân.
(CLO) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát động một "chiến dịch quân sự quy mô lớn" tại thành phố Jenin ở Bờ Tây bị chiếm đóng - chỉ hai ngày sau khi lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực.
(CLO) Một vụ hỏa hoạn tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng núi Bolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến 76 người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người vào thứ Ba.
(CLO) Trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi tạm hoãn áp thuế đối với Trung Quốc và không nhắc đến quốc gia này như một mối đe dọa, dấy lên hy vọng về việc hai cường quốc sẽ xích lại gần nhau để tìm kiếm lợi ích chung thay vì tiếp tục đối đầu.
(CLO) Ngay khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược một loạt chính sách nhập cư của người tiền nhiệm Joe Biden, gồm việc hủy bỏ ứng dụng CBP One – công cụ từng giúp gần 1 triệu người di cư nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.
(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều 21/1, chỉ vài giờ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ.