Cứu chữa người đột quỵ: 3 sai lầm thường gặp

Thứ ba, 15/12/2020 10:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ cần sự nhanh chóng và tỉnh táo. Dưới đây là 3 sai lầm thường mắc phải khiến người bệnh mất đi cơ hội vàng cứu chữa dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Sự kiện: đột quỵ

Quan điểm chích nặn máu từ đầu ngón tay sẽ khiến bệnh nhân đột quỵ tự hồi tỉnh phản khoa học

Nhiều người quan điểm cách cứu chữa người bị đột quỵ bằng cách dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ 1mm cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, vài phút sau bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Tổng thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, khẳng định đây là cách làm phản khoa học và chưa có bằng chứng y khoa nào chứng minh cho giá trị của việc chích máu chữa đột quỵ như trên.

Trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, nguyên tắc vàng là tính thời điểm vậy nên phương pháp chích máu người bệnh thậm chí sẽ làm chậm quá trình cứu chữa nạn nhân. Điều này cũng tương tự như việc cạo gió cho bệnh nhân do nhiều người nghĩ đột quỵ cũng như cảm.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện y học cổ truyền Trung ương, Hà Nội, cho biết thêm phương pháp chích máu mười đầu ngón tay chỉ được các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng đối với các trường hợp sốt cao co giật.

Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý quyết định cách chữa trị cho bệnh nhân mà phải chờ đến sự cấp cứu của bác sĩ để biết chính xác cách thức điều trị, nhất là trong các trường hợp bị đột quỵ não.

dột-quỵ

Sơ cứu không đúng cách

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, tổng thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, phản đối quan điểm của nhiều người cho rằng không được di chuyển nạn nhân bị đột quỵ. Vì thời gian vàng để cứu bệnh nhân đột quỵ khi vừa xảy ra là 3-6 tiếng, tính từ lúc người đó xuất hiện các dấu hiệu ban đầu. Hơn nữa cứ mỗi phút trì hoãn, 2 triệu tế bào có thể chết và không hồi phục được.

Cho nên, người nhà bệnh nhân cần lưu ý, tránh bỏ qua các triệu chứng ban đầu như méo miệng, nói lắp, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội… 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vệc di chuyển bệnh nhân, tránh bế thốc lên xe máy đưa đi cấp cứu. Nếu di chuyển không đúng cách sẽ gây ra những chấn thương khác cho người bệnh và làm cho công tác chứa trị về sau thêm phần khó khăn hơn, thậm chí nguy cơ tử vong cao hơn.

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quy não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đưa ra lời khuyên đối với những trường hợp đột quỵ mà bệnh nhân còn tỉnh thì nên đặt họ nằm yên sau đó gọi cấp cứu đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.

Còn nếu nạn nhân đã bất tỉnh, người xung quanh cần đỡ, tránh cho họ khỏi ngã. Tốt nhất chúng ta nên để bệnh nhân nằm nghiêng, giúp họ không hít phải chất nôn, đờm, làm thông thoáng đường thở.

Trong các trường hợp bệnh nhân bi đột quỵ vào thời gian nửa đêm về sáng nhiệt độ xuống thấp khiến người bệnh bị lạnh đột ngột. Nên để bệnh nhân nằm nghiêng, giúp bệnh nhân không hít phải chất nôn, đờm rãi để làm thông thoáng đường thở. Đồng thời gọi ngay xe cấp cứu để nhân viên y tế hỗ trợ.

Cho nạn nhân ngậm thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức

Nhiều trường hợp khi thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, người nhà tự đo huyết áp cho họ. Sau đó, nhận thấy huyết áp tăng cao quá mức thì những người này lại cho nạn nhân uống thuốc hạ huyết áp hoặc nhỏ thuốc Adalat vào lưỡi.

PGS Cường lý giải việc cho nạn nhân uống thuốc hạ huyết áp khiến chỉ số này tụt xuống sâu, làm dòng máu lên não yếu đi, ổ nhồi máu nhũn não càng rộng hơn, tình trạng bệnh càng diễn biến xấu, di chứng nặng nề.

Còn theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, ở một số bệnh nhân bị đột quỵ, chức năng nuốt ảnh hưởng. Nếu vẫn cố tình cho bệnh nhân uống hoặc ngậm thuốc sẽ dẫn đến tăng nguy cơ viêm phổi do hít sặc, thức ăn, thuốc rơi vào phổi ở bệnh nhân.

Vì vậy khi đo huyết áp xong, người nhà không nên làm gì thêm mà phải liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để bệnh nhân được cứu chữa kịp thời.

Khang Lâm

Tin khác

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe