(CLO) Bảo tàng Đồng Đình Đà Nẵng được biết đến là điểm đến lưu giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Đến nơi đây, du khách sẽ được quay trở lại miền ký ức xa xưa, được hòa mình vào thiên nhiên tươi xanh và chiêm ngưỡng không gian văn hóa nghệ thuật hiện đại.
Bảo tàng mang tên một loài cây
Tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, bảo tàng Đồng Đình là một trong những bảo tàng nổi tiếng tại Đà Nẵng. Dù nằm trên cung đường Hoàng Sa đầy trắc trở, quanh co và cách xa trung tâm thành phố nhưng bảo tàng Đồng Đình dần dần đã trở thành địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử. Bảo tàng có diện tích rộng 10.000m2. Nơi đây cũng là một trong ba bảo tàng trên cả nước được cấp phép xây dựng và hoạt động ở rừng quốc gia Sơn Trà.
Bảo tàng có tên Đồng Đình là do xung quanh nơi này có vô số những cây đồng đình. Loài cây này thuộc họ cau, thường mọc chủ yếu ở trong rừng Sơn Trà, đồng thời nó cũng là loài cây tượng trưng cho hệ sinh thái nơi đây. Khi đặt chân vào bảo tàng, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được không gian xanh trong lành, yên bình, được hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng bao la, rộng lớn. Cũng bởi vậy mà bảo tàng Đồng Đình còn được gọi bằng một cái tên thơ mộng, mang đậm chất hoài niệm khác là “khu vườn ký ức”.
Khí hậu đặc trưng tại bảo tàng Đồng Đình luôn mát mẻ, dễ chịu nên du khách có thể đến tham quan và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật nơi đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Buổi sáng sớm và buổi chiều chính là thời điểm tiết trời đẹp nhất, không khí trong lành nhất. Tuy nhiên, vì bảo tàng nằm sâu trong rừng nên du khách tránh đến nơi đây vào những ngày mưa để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc di chuyển, không ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm, khám phá bảo tàng.
Để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch, bảo tàng Đồng Đình mở cửa từ 8h đến 17h tất cả các ngày trong tuần, gồm cả thứ Bảy và Chủ nhật. Giá vé dành cho người lớn là 20.000 VNĐ/lượt, trẻ em dưới 12 tuổi được miễn phí tham quan.
Để đến được bảo tàng Đồng Đình, du khách có thể lựa chọn hướng di chuyển đi lên phía bán đảo Sơn Trà, dọc theo cung đường biển Hoàng Sa, sau đó đi theo hướng chùa Linh Ứng. Nằm ở phía bên tay trái, có một lối nhỏ đi vào bảo tàng mà du khách có thể dễ dàng trông thấy.
Con đường di chuyển đến bảo tàng Đồng Đình được đánh giá là một trong những cung đường biển đẹp và thú vị nhất trên dải đất miền Trung, với một bên là biển cả mênh mông, một bên là núi rừng hùng vĩ, tạo nên một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, tràn đầy sự kích thích đối với những ai đam mê thám hiểm hay những du khách lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển.
Tuy nhiên, nếu du khách đi cùng gia đình hay cùng một nhóm lớn mà không muốn phải bận tâm về việc đi lại thì có thể lựa chọn di chuyển bằng taxi. Những tài xế sẽ phụ trách nhiệm vụ đưa du khách đến đúng địa điểm.
Nằm dưới những bóng cây xanh mát trong không gian thanh bình, yên tĩnh, bảo tàng Đồng Đình mang lại cho du khách cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên đất trời. Con đường đi trong bảo tàng được tạo nên từ những viên đá khối rêu phong, tạo thành một cảnh quan độc đáo lạ mắt.
Mặc dù Đồng Đình là bảo tàng tư nhân nhưng nơi đây vẫn tận dụng được địa thế tự nhiên, khiến khung cảnh càng thêm trữ tình nên thơ. Với tiếng chim hót líu lo cùng những khóm Lồ Ô bạt ngàn, du khách chắc chắn sẽ phải choáng ngợp trước những gì thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.
Khu vườn ký ức
Bảo tàng Đồng Đình được ví như “khu vườn ký ức” với lối kiến trúc cổ kính. Nơi đây mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân xứ Quảng, là miền ký ức lưu giữ những nét đẹp, nét hoài cổ của một thời vàng son, oanh liệt trong lịch sử và văn hóa miền Trung Tây Nguyên. Vì vậy, đến với bảo tàng, du khách không chỉ được tham quan chiêm ngưỡng cảnh vật nơi đây mà còn được tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của các dân tộc.
Bảo tàng hiện đang bảo tồn, lưu trữ hàng ngàn cổ vật quý hiếm, lâu đời, có niên đại từ 100 năm đến 2500 năm, tiêu biểu nhất là cổ vật của những nền văn hóa xưa như Sa Huỳnh, Đại Việt, Chăm pa,... Đây đều là những món cổ vật vô cùng quý hiếm, nằm trong danh sách những bảo vật của quốc gia.
Cái tên “khu vườn ký ức” chắc hẳn cũng đã gây tò mò cho nhiều du khách, liệu trong bảo tàng này có những gì mà lại hấp dẫn đến thế. Được biết, bảo tàng Đồng Đình có bốn khu là bốn không gian riêng biệt, bao gồm: Không gian trưng bày mỹ thuật, không gian “ký ức làng chài”, không gian trưng bày cổ vật và không gian trưng bày dân tộc học. Mỗi không gian sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn riêng.
Nổi bật nhất tại bảo tàng Đồng Đình có lẽ là không gian tưởng niệm “ký ức làng chài”. Đây là nơi tái hiện rõ nét nhất nếp sống sinh hoạt, phong tục truyền thống của người Chăm xưa. Điểm đặc biệt của không gian này đến từ 3 chiếc thuyền nan, 2 chiếc thuyền gỗ cùng 5 chiếc thúng của làng Nam Thọ xưa. Bên cạnh đó còn rất nhiều vật dụng của nghề chài lưới được sắp xếp và trưng bày xung quanh ngôi nhà như những mảnh lưới vụn hay những hũ mắm được treo lủng lẳng. Tất cả những vật dụng được trưng bày trong không gian hoài cổ đã tái hiện cuộc sống bình dị của làng chài một cách chân thực, sinh động.
Không gian trưng bày cổ vật của bảo tàng được thiết kế theo kiến trúc cổ kính, bao gồm hai nhà rường, trưng bày những bộ sưu tập của nhiều nền văn hóa khác nhau. Khi đến nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng loạt hiện vật độc đáo cổ xưa.
Ngoài ra, ở trong không gian này, du khách còn có cơ hội khám phá nền văn hóa Sa Huỳnh cổ đại với loạt tiêu bản quý như vòng chân làm từ đá hay khuyên tai,... Văn hóa Chăm pa cũng được tái hiện sinh động thông qua bộ sưu tập gốm thời kỳ cổ đại được tìm thấy tại Trà Kiệu, Quảng Nam, đây cũng là điểm thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học nghiên cứu về lịch sử và kiến trúc.
Nơi lưu giữ các đồ gốm cổ và không gian trưng bày dân tộc học
Bên cạnh đó, bảo tàng Đồng Đình còn có những bộ sưu tập gốm phong phú về chủng loại từ thời Đại Việt, gồm các loại gốm từ triều Nguyễn, Lê Mạc, Lê Sơ, thời Trần và thời nhà Lý. Du khách cũng sẽ có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng nét văn hóa dân gian của cộng đồng 54 dân tộc từ Bắc vào Nam.
Chị Nguyễn Nhung, một du khách đến từ Vĩnh Phúc chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với những ngôi nhà trưng bày trong bảo tàng. Những vật dụng quen thuộc trong đời sống các dân tộc được sắp xếp một cách bài bản, tinh tế, mang lại cảm giác sống động nhưng vô cùng bình yên. Các cháu nhà tôi đến tham quan bảo tàng cũng được biết thêm rất nhiều về lịch sử và văn hóa dân tộc”.
Một điểm nhấn khác tại bảo tàng Đồng Đình là không gian trưng bày dân tộc học, tái hiện đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những vật dụng trong đời sống hằng ngày như bình, giỏ đan, hũ, mặt nạ gỗ,... đều được đem ra trưng bày. Được biết, để cho du khách có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập này, chủ nhân của bảo tàng Đồng Đình - NSƯT Đoàn Huy Giao đã phải rong ruổi về từng bản làng, đến từng vùng cao của mảnh đất Tây Nguyên để sưu tầm, góp nhặt những món đồ cổ xưa.
Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật cũng được đánh giá là một điểm thú vị tại bảo tàng Đồng Đình. Ngôi nhà trưng bày được thiết kế với kiến trúc hiện đại, kết hợp với không gian rừng sinh thái độc đáo, nổi bật là những khối đá lớn được giữ nguyên vẹn, càng làm nổi bật nên sự kết hợp giữa hiện đại và tự nhiên.
Ngôi nhà trưng bày tranh của các họa sĩ Đặng Việt Triều và Đinh Ý Nhi. Cùng với đó là những bộ sưu tập mỹ thuật của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Những bức tranh của họa sĩ Đặng Việt Triều là sự kết hợp hoàn hảo giữa điêu khắc và hội họa, thể hiện những vấn đề về môi trường và chiến tranh. Còn tranh của họa sĩ Đinh Ý Nhi lại có tính nghệ thuật cao và hấp dẫn du khách bởi tính trừu tượng. Tất cả những điều thú vị này sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm đáng nhớ khi ghé thăm khu bảo tàng này.
Bạn Lê Phúc, một du khách đến từ Tuyên Quang cho biết: “Từ khi bước vào bảo tàng, mình đã cảm nhận được bầu không khí trong lành, tươi mát, một cảm giác vô cùng dễ chịu. Mình cảm thấy rất hứng thú với những cổ vật được trưng bày tại bảo tàng, mỗi cổ vật lại có những xuất xứ và ý nghĩa riêng. Chắc chắn mình sẽ quay trở lại bảo tàng Đồng Đình một lần nữa”.
Để chuyến đi tham quan trải nghiệm tại bảo tàng Đồng Đình được trọn vẹn, du khách nên bỏ túi một số lưu ý sau. Thứ nhất, mặc dù con đường di chuyển đến bảo tàng khá đẹp và không quá gồ ghề nhưng vẫn sẽ có những đoạn cua dốc, nên nếu tự di chuyển bằng xe máy, du khách nên đi chậm để quan sát và giữ vững tay lái của mình. Thứ hai, bảo tàng Đồng Đình nằm trong rừng cây nên du khách hãy nhớ lựa chọn những trang phục như áo quần dài để tránh bị bọ hoặc muỗi đốt. Du khách cũng nên chuẩn bị sẵn đồ ăn từ nhà và mang theo bởi xung quanh bảo tàng có khá ít quán ăn. Trong quá trình tham quan tại bảo tàng, nếu muốn chụp ảnh bên trong, du khách hãy hỏi ý kiến của ban quản lý bởi có những khu vực sẽ không được phép chụp ảnh.
Trong hành trình trải nghiệm tại bảo tàng Đồng Đình, du khách cũng có thể kết hợp đến tham quan những địa điểm du lịch khác tại Đà Nẵng như chùa Linh Ứng, Mũi Nghê hay Đỉnh Bàn Cờ,... Đây đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng.
Nếu có dịp đặt chân đến thành phố biển này, du khách hãy thử một lần ghé thăm bảo tàng Đồng Đình. Chắc chắn “khu vườn ký ức” này sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích văn hóa, lịch sử và muốn được xả hơi, thư giãn, tránh xa sự náo nhiệt, ồn ào nơi phố thị.
(CLO) Tối 14/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện 8669/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với bão Usagi gần biển Đông.
(CLO) Song song với việc dùng đá, cát lấp vị trị sụt lún ở đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai), lực lượng chức năng đã mở các cửa xả để giảm áp lực lên thân đập, hạ mực nước xuống thấp nhằm tránh nguy cơ sự cố lan rộng.
(CLO) Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày mai (15/11), bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu xuống thành vùng áp thấp. Trong khoảng 24 giờ tới, bão Usagi cũng sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất đến thời điểm hiện tại của cơn bão này là cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16.
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng.
(CLO) Những vấn đề xung quanh việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối là vấn đề rất thời sự, nóng hổi cần có ý kiến các nhà khoa học để bảo tồn, gìn giữ di sản quý giá này.
(CLO) Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
(CLO) Ngày 14/11, tại trường Tiểu học Phú Diễn (Hà Nội) đã diễn ra chương trình chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Tiểu học Phú Diễn – Phú Diễn Got Talent lần thứ V”. 28 tiết mục được các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trên sân khấu, khiến nhiều khán giả trầm trồ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.
(CLO) Lềnh Chi Và và Nguyễn Trung Hiếu đã bán trót lọt 33 khẩu súng cho 26 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Nhiều đối tượng đặt mua sau đó sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ hoặc thực hiện hiện các hành vi phạm tội khác.
(CLO) Sau nhiều lần khảo sát tại Gia Lai, Công ty Cellutane Company Limited (Nhật Bản) đã quyết định chọn huyện Chư Păh làm nơi đầu tư xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ. Hiện dự án này đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư.
(CLO) 2 doanh nghiệp tại Quảng Bình dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì nhưng đã xuất trên 700 hóa đơn GTGT, trong đó gồm hóa đơn GTGT điện tử và hóa đơn GTGT (hóa đơn giấy) với tổng giá trị thanh toán trên 40 tỷ đồng.
(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.
(CLO) Suốt gần một thiên niên kỷ, Lâu đài Antognolla ở Ý đã vươn mình lên giữa không gian rộng lớn của những ngọn đồi rừng nối tiếp vô tận, tạo nên một hình ảnh hùng vĩ trên đường chân trời.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại TP Đà Nẵng năm 2024 nhằm quảng bá du lịch, nét đẹp văn hóa của các dân tộc tỉnh Lai Châu đến với người dân Đà Nẵng cũng như du khách trong và ngoài nước.
(CLO) Từ ngày 20 - 23/11, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tổ chức.
(CLO) Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn, thu hút khoảng 2 triệu khách du lịch vào năm 2030, UBND tỉnh Lai Châu đã có chủ trương đẩy mạnh khai thác hiệu quả các sản phẩm chợ phiên, chợ đêm vùng cao.
(CLO) Tại làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngàn du khách đã thưởng thức màn tiệc âm thanh, ánh sáng cùng màn pháo hoa rực rỡ trong chương trình nghệ thuật “Vũ khúc Dã quỳ - Chư Đang Ya”.
(CLO) Trong 10 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã đón hơn 29 triệu lượt du khách nước ngoài , tạo ra khoản doanh thu du lịch 1,36 nghìn tỷ baht (tương đương gần 40 tỷ USD).