Đặc sắc đêm khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024

Thứ tư, 27/03/2024 06:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024 chính thức khai mạc vào tối 26/3 tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm – Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ 26 đến 29/3 (từ ngày 17 đến 20/2 năm Giáp Thìn), với kết cấu bao gồm 2 phần lễ và hội hòa quyện với nhau.

Phần lễ với các nghi thức tôn giáo, cầu Quốc thái dân an; phần hội, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ, thể thao phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong đó có sự tham gia của các Đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ các nước như: Nhật Bản, Thái Lan…

dac sac dem khai mac le hoi quan the am ngu hanh son nam 2024 hinh 1

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu khai mạc lễ hội. Ảnh: nhandan

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường nhấn mạnh, năm nay là năm thứ hai Lễ hội được triển khai với quy mô cấp thành phố.

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất của vùng đất Ngũ Hành Sơn và của thành phố, đây chính là sự kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và miền di sản Ngũ Hành Sơn, biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa Đạo pháp với Dân tộc, Dân tộc với Đạo pháp.

Lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước mà còn là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc; là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Là dịp để du khách chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng, đó là Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nhiều Di sản văn hóa có giá trị đang trường tồn cùng với thời gian và ngày càng được phát huy hiệu quả.

dac sac dem khai mac le hoi quan the am ngu hanh son nam 2024 hinh 2

Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024. Ảnh: nhandan

Ông Trần Chí Cương hy vọng trong những ngày diễn ra lễ hội, các vị khách quý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các đoàn cao tăng các nước trong khu vực Đông Nam Á hành hương về chiêm bái và tham dự lễ hội sẽ lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng và tốt đẹp về một Lễ hội văn hóa tâm linh mang đậm tính nhân văn của một vùng Non Nước sơn thủy hữu tình của Thành phố Đà Nẵng. 

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024 với các hoạt động chính diễn ra tại Lễ hội năm nay gồm Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (Lễ Chính thức) diễn ra lúc 7 giờ ngày 28/3; Lễ dâng hương Tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ tế Xuân cầu Quốc thái – Dân an…

Đặc biệt, Lễ hội năm nay có nhiều điểm mới như hội thi đua thuyền truyền thống trên sông Cổ Cò kèm tái diễn hoạt cảnh lịch sử trên sông, thi trực họa về Lễ hội Quán Thế Âm; thi viết cảm nhận về các tác phẩm của thư viện Vạn Hạnh; chạy bộ Olympic "Vì hòa bình" và nhiều hoạt động nghệ thuật, trò chơi dân gian…

Năm nay, Ban Tổ chức đưa vào chương trình lễ hội Tọa đàm “Giải pháp nâng tầm Lễ hội Quán Thế Âm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” và Chùa Quán Thế Âm cũng sẽ mở cửa Bảo tàng Văn hóa Phật giáo để đón du khách đến tham quan, nghiên cứu.

Bên cạnh việc đó, Ban tổ chức Lễ hội tập trung cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm góp phần tổ chức Lễ hội đặc sắc, văn minh.

PV (t/h) 

Bình Luận

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa