Đại biểu Quốc hội đề nghị chưa bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trước ngày 31/12/2022

Thứ tư, 21/10/2020 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú

Sáng nay (21/10), tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tiếp tục tiến hành thảo luận về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật cư trú.

Mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Đặc biệt báo cáo đã nêu nội dung được dư luận hết sức quan tâm đó là quy định về thời hạn của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trước Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trước Quốc hội.

Có hai ý kiến về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận, đa số ý kiến đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú.

"Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong trường hợp này không được coi là công cụ quản lý cư trú như hiện nay mà chỉ đơn thuần là giấy tờ xác nhận nơi cư trú công dân", ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Mặc dù việc chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới là hết sức cấp bách và cần được thực hiện ngay từ thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2021). Tuy nhiên, khi chưa đảm bảo các điều kiện thì cá nhân bên ngoài hệ thống các cơ quan nhà nước, người dân vẫn phải có giấy tờ nhất định để chứng minh về nơi cư trú của mình.

Việc cho phép người dân tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ tránh được việc làm phát sinh thêm thủ tục, thêm khó khăn, phiền phức cho người dân, tạo áp lực quá lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.

Ở những nơi đã hoàn thành việc kết nối liên thông, khai thác, sử dụng chung Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân được sử dụng số định danh cá nhân để xác định thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú; cơ quan nhà nước không được yêu cầu người dân phải nộp thêm giấy tờ xác nhận về cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Thanh Tùng cho biết: Một số ý kiến lại nhất trí với quy định như trong dự thảo Luật đã trình tại kỳ họp thứ 9 là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021 bởi cho rằng phương thức quản lý cư trú mới là tiến bộ, cần được thực hiện ngay một cách đồng bộ; quy định như vậy cũng tạo áp lực để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực, khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử.

Đại biểu Quốc hội đề nghị chưa bỏ sổ hộ khẩu trước ngày 31/12/2022

Cho ý kiến về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) cho rằng, trong điều kiện kinh tế bị ảnh hưởng do Covid-19, việc dành nguồn lực hoàn thiện nhanh hai cơ sở dữ liệu (CSDL) và đầu tư hạ tầng kết nối các cơ quan trên toàn trước 1/7/2021 là khó khăn, khó đảm bảo tính khả thi.

Bà Dung cũng cho biết, thực tế khi thực hiện nhiều thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (như đăng ký nhập học, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, điện, nước, viễn thông…) mà việc bảo đảm kết nối liên thông giữa Bộ, ngành, địa phương với hai CSDL vẫn đang triển khai, chưa hoàn thiện thì “chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người dân”.

“Nếu luật ban hành mà gặp khó khăn khi thi hành, cần sửa đổi thì cũng không thể tiến hành ngay 1 sớm 1 chiều vì phải theo quy định của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật” nên cần đánh giá, cân nhắc toàn diện quy định về hiệu lực của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để tránh “làm khó” cho người dân", bà Dung nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đặt câu hỏi: Người dân đã quen với sổ hộ khẩu nên để không gây phiền hà cho người dân thì sao không kéo dài thêm 2 năm (đến 31/12/2022)?

Ông Hòa cho rằng, Cơ quan Công an có thể đảm bảo không yêu cầu thêm giấy tờ chứng minh nơi cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú ngay khi Luật có hiệu lực (1/7/2021), nhưng các cơ quan, tổ chức khác có thể vẫn yêu cầu”. Do đó, cần qui định để sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến 31/12/2022.

Tiếp tục cho ý kiến liên quan đến nội dung này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư là cần thiết, nhưng để tránh phiền hà, bảo vệ quyền lợi người dân cần có giai đoạn chuyển tiếp, nghĩa là cho phép tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tiếp tục đến ngày 31/12/2022.

Vì vậy, nhiều đại biểu khẳng định đồng ý Phương án 1 do UBTVQH trình Quốc hội, theo đó, kể từ ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

Quốc Trần

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức