Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành Luật về công tác Dân tộc

Thứ ba, 24/05/2022 22:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thảo luận trước Quốc hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị sớm ban hành Luật về công tác dân tộc để điều chỉnh thống nhất các chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân tộc và miền núi. Ngày 18/11/2019 Quốc hội đã thông qua Đề án Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2030. Đây là sự kiện mang tính lịch sử cho sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, lần đầu tiên, đồng bào có được văn bản do Quốc hội ban hành, tích hợp đầy đủ nhất các chính sách đầu tư phát triển cho đồng bào nhiều năm qua.

dai bieu quoc hoi de nghi som ban hanh luat ve cong tac dan toc hinh 1

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn).

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, quan điểm về chính sách dân tộc luôn được đổi mới, hoàn thiện qua các bản Hiến pháp. Trong đó, Hiến pháp 2013 đã thể hiện tinh thần rất mới, đó là, bên cạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào phát triển toàn diện thì Nhà nước phải tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Quan điểm và tinh thần mới này của Hiến pháp 2013 cần được thể chế hóa để đi vào thực tiễn cuộc sống.

Hiện nay, theo rà soát của Ủy ban Dân tộc, hệ thống quy phạm pháp luật về công tác dân tộc thiểu số nằm rải rác ở hơn 300 văn bản, chủ yếu là văn bản ở cấp Chính phủ, cấp bộ với 52 nghị định, 11 nghị quyết của Chính phủ, 118 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 50 thông tư của các Bộ trưởng. Trong số các văn bản này, Nghị định số 05 ngày 14/01/2011 của Chính phủ là văn bản điều chỉnh toàn diện nhất về công tác dân tộc. Tuy nhiên, Nghị định này đã được áp dụng hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các chính sách mới liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong khi đó, Điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Quốc hội ban hành luật để quy định Chính sách dân tộc. Vì vậy, theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, cần có quy phạm pháp luật ở tầm luật, điều chỉnh thống nhất các chính sách dân tộc, làm công cụ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc.

Đạo luật này, cần thể hiện rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh, có tính chiến lược và tầm nhìn dài hạn; có tính ổn định và tính khả thi cao. Việc Quốc hội ban hành luật về lĩnh vực dân tộc cũng là kinh nghiệm lập pháp ở các Quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ rõ, ở nước ta, dự án Luật Dân tộc đã được soạn thảo từ năm 1993, đến nay đã gần 30 năm, đã qua nhiều lần dự thảo, nhiều lần xin ý kiến nhưng vẫn chưa được trình Quốc hội.

Với các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn đề ra, để đáp ứng mong mỏi của cử tri, đồng bào các dân tộc thiểu số về một văn bản Luật có giá trị pháp lý cao, điều chỉnh tổng thể và toàn diện về dân tộc thiểu số, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ sớm tổng kết việc thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc và các quy định liên quan để lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật về công tác dân tộc; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa dự án này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 hoặc chậm nhất là năm 2024 để xem xét, thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức