Đại biểu Quốc hội lo ngại tinh giản biên chế sẽ “giản những người tinh”

Thứ năm, 07/11/2019 13:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 7/11, sau phần chất vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương, các đại biểu Quốc hội chất vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực Nội vụ. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã trả lời các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề nóng được quan tâm trong thời gian qua.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 7/11. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 7/11. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội

Vẫn còn sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ

Nội dung đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xoay quanh việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính; về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển; công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã báo cáo Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ tại Kỳ họp này.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, tính đến này 30/9/2019, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, biên chế công chức của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế của các Hội có tính chất đặc thù và biên chế công chức dự phòng năm 2020 là 253.517 biên chế, giảm 8,68% so với số biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện được giao năm 2015.

Về công tác bổ nhiệm, theo Bộ trưởng Nội vụ, vẫn còn những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, như bổ nhiệm chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện; bổ nhiệm quá số lượng quy định; chưa đáp ứng về trình tự, thủ tục bổ nhiệm; bổ nhiệm người nhà người thân. Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/9/2019, Thanh tra Bộ Nội vụ đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thu hồi 21 quyết định bổ nhiệm và 233 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định.

Khó giảm biên chế viên chức

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân về vấn đề biên chế giáo dục, y tế tại các đơn vị sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc, dôi dư rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; điều này tạo nên tâm lý rất bất an, tới đây sẽ giải quyết như thế nào? Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) cho rằng, khi tinh giản biên chế, cử tri băn khoăn lo lắng về tình trạng “giản những người tinh”, người giỏi chứ không giảm được những người có trình độ, năng lực kém, vậy Bộ trưởng có giải pháp nào để khắc phục được vấn đề này?

Trả lời nhóm câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, hiện nay, tổng biên chế sự nghiệp khoảng 1.800.000 người, trong đó riêng về giáo viên là hơn 1.500.000 người. Giáo viên và nhân viên y tế chiếm tới 80% tổng số biên chế trong các đơn vị sự nghiệp. Nhưng hiện có nhiều địa phương phản ánh không đủ giáo viên để đứng lớp, không đủ nhân viên y tế làm việc.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và trình Bộ Chính trị, sau đó đã có kết luận, bước đầu giải quyết được tại 19 tỉnh. Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Y tế xác minh tại các địa phương để bổ sung biên chế, theo tinh thần không để thiếu giáo viên đứng lớp, không để thiếu bác sĩ ở cơ sở khám chữa bệnh.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết đã làm việc với Bộ Giáo dục Đào tạo kiến nghị với chính phủ cho thành lập Nghị quyết riêng về biên chế giáo viên, bởi biên chế giáo viên là đặc thù, tăng giảm, thiếu cục bộ từng môn, từng vùng, theo định mức từng vùng, không thể áp dụng biên chế giáo viên tính cho các đơn vị sự nghiệp khác.

Về giảm biên chế, Bộ trưởng nhất trí quan điểm không cào bằng. Ở mỗi đơn vị tuỳ theo chức năng nhiệm vụ hàng năm mà điều chỉnh tổng biên chế tăng, giao cho người đứng đầu quyết định. “Điều chuyển công tác cán bộ, để đảm bảo tổng biên chế không tăng, chứ không phải vụ nào, sở nào cũng giảm hết 2%”, Bộ trưởng nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Ảnh: ĐBND

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Ảnh: ĐBND

Ông Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, đến nay, Bộ Nội vụ có thể báo cáo Quốc hội, Chính phủ đến năm 2021, khả năng giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp cơ quan hành chính là khả thi. Hai năm vừa qua, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính, cắt giảm biên chế ngay 2% mỗi năm, Bộ tài chính cắt giảm về kinh phí chi thường xuyên 2%. Cuối năm 2020 đạt 8,85%, như vậy chỉ còn 1,3% nữa là đạt được chỉ tiêu. Về thực hiện giảm công chức cấp xã, kết hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính, nay đã giảm được 10%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận về giảm biên chế viên chức khó thực hiện, nay mới giảm 4,26%. Nếu sắp tới tăng thêm 29.300 người theo đề nghị của ngành giáo dục và y tế tăng lên thì gần như 5 năm qua không giảm được biên chế nào. Vì vậy, cần có sự tính toán với các địa phương để có giải pháp về vấn đề này trong thời gian tới, Bộ trưởng chốt lại.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thừa nhận có việc phiền hà về quy định văn bằng chứng chỉ nâng ngạch, xét nâng hạng viên chức, quy trình bổ nhiệm cần có 7 bằng cấp. Theo Bộ trưởng, như vậy là “nhiều quá”. Nguyên nhân không phải Bộ Nội vụ tự đặt, mà đã có quyết định từ năm 1993.

“Bộ Nội Vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định 20 năm không sửa để cho thủ tục rườm rà, chúng tôi cam kết năm 2020 sau khi Luật Công chức sửa đổi, chúng tôi sẽ sửa ngay. Thực hiện quy trình bổ nhiệm thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ nội dung nào nữa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

T.Toàn

Tin khác

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức