Kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4 /1975 - 30/4/2019):

Đại tướng Lê Đức Anh: Mãi mãi những ngày tháng Tư!

Thứ sáu, 26/04/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lại thêm một định mệnh của lịch sử, Đại tướng Lê Đức Anh- một trong những vị tướng tham gia chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh vào những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 44 năm cũng đã tạm biệt chúng ta vào chính những ngày tháng 4.

Tư lệnh của một trong 5 binh đoàn tiến công giải phóng Sài Gòn

Sau những thắng lợi vang dội của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng,  Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975.

Ngày 8/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh) được thành lập. Bộ Chỉ huy Chiến dịch gồm 8 người, trong đó có đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lúc đó là Trung tướng, Phó Tư lệnh. Đại tướng Văn Tiến Dũng (tư lệnh chiến dịch); Chính ủy Phạm Hùng; các Phó Tư lệnh là Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó chính ủy là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”, phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.

Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh.

Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn, một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Cũng cần nói qua một chút về binh đoàn cánh Tây Nam. Sau chiến dịch đường 14 - Phước Long, Trung ương Cục miền Nam thông qua bước 2 kế hoạch mùa khô 1974-1975, trong đó chỉ thị giải phóng cho được đại bộ phận nông thôn đồng bằng, mở thông hành lang từ Tây Ninh xuống Quân khu 8, Quân khu 9, chia cắt tuyến quốc lộ 4 nối Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Từ kế hoạch này, Bộ Tư lệnh Miền thành lập một đơn vị chủ lực có quy mô cấp quân đoàn - Đoàn 232. Đầu tháng 4/1975, Đoàn 232 phát triển thành Binh đoàn cánh Tây Nam do đồng chí Lê Đức Anh (Sáu Nam) làm Tư lệnh.

Quay trở lại những ngày sôi động tháng 4/1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ). Trong tình huống nếu địch co cụm được về đó thì phức tạp, và “trận đánh cuối cùng” của ta sẽ không “thuận buồm xuôi gió”. Ngược lại, nếu ta chia cắt được lộ 4 thì Quân đoàn 4 và quân địch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ không thể kéo về ứng cứu cho Sài Gòn.

Đoàn 232 gồm các sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công có 3 nhiệm vụ: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Một điều rất đặc biệt với vị Tư lệnh cánh quân phía Tây Nam  là ngay trước giờ “khai màn” của chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Lê Đức Anh đã vinh dự là một trong hai người, cùng với tướng Đồng Sỹ Nguyên – Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Trung tướng Lê Đức Anh cùng các chiến sĩ các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.

Sáng 30/4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập, giải phóng thành phố Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba năm 1995.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba năm 1995.

Nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn 

Không chỉ là vị Tư lệnh của binh đoàn cánh Tây Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời, đại tướng Lê Đức Anh được ghi nhận là nhà quân sự lớn, là vị tướng của nhiều trận đánh lớn, là “vị tướng luôn trở về trong chiến thắng”. Ông có mặt ở những điểm nóng nhất như: tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989).  Ông trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Campuchia; chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc… Đánh giá về ông, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhận định: “Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta”. “Ông là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm; một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân; một trong những nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới” - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đồng quan điểm.

Không chỉ có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh còn có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước và mở rộng quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Trong thời bình, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại tướng Lê Đức Anh được nhìn nhận  là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, quyết liệt và chí công vô tư. “Với vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh cùng với tập thể lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng. Anh là người có tầm nhìn sâu và rộng trong các vấn đề chiến lược của đất nước” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết.

Ông đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đi vào hiện thực, tạo tiền đề cho sự thành công của công cuộc đổi mới những năm tiếp theo. Ông cũng là người đề nghị và được Bộ Chính trị chấp nhận việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng để tôn vinh và ghi công sự cống hiến của các mẹ cho độc lập tự do của Tổ quốc và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, dấu ấn nổi bật của ông phải kể đến là những đóng góp trong lĩnh vực ngoại giao. Thực hiện đường lối Đổi mới, năm 1986, Việt Nam tiến hành bình thường hóa quan hệ với một số nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Bộ Chính trị giao cho lãnh đạo của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng lo việc này. Lúc đó, Đại tướng Lê Đức Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thời điểm ấy, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có một kênh tiếp cận chính thức nào. Chiến tranh đã kết thúc được hơn một thập kỷ nhưng sự hận thù vẫn còn sâu sắc. Sau những trăn trở, tìm tòi, Đại tướng đã tìm ra những bước đi khôn khéo với chiến dịch “Phẫu thuật nụ cười” và “Tìm kiếm người Mỹ mất tích - MIA” - mở ra một cách tiếp cận trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đó là một cách làm đầy sáng tạo. Và bước mở đầu đó đã góp phần quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1995.

Đại tướng Lê Đức Anh cũng là người có đóng góp lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh với tư cách là phái viên của Bộ Chính trị sang thăm nội bộ Trung Quốc để bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Sau chuyến đi ấy, tháng 11/1991, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc. Sau lễ đón và hội đàm, hai bên ra Thông cáo chung và ký Hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Hồng Hà

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức