(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư cảng hàng không Côn Đảo nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm an toàn trong khai thác và quốc phòng, an ninh.
Với các công trình khu bay, sau khi hoàn thành đầu tư, Bộ GTVT sẽ bàn giao cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để giao cho nhà đầu tư quản lý, khai thác theo hợp đồng dự án.
Các công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không (cung cấp suất ăn hàng không, xăng dầu hàng không...) được Cục Hàng không Việt Nam tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu.
Để khai thác đầy tải trọng thương mại với các dòng tàu bay tầm trung như A321, các đơn vị chức năng tính toán cần kéo dài đường cất hạ cánh ra phía biển khoảng 860 m (về phía Đông) để đạt chiều dài 2.400 m.
Đối với phương án này, ước tính sơ bộ kinh phí đầu tư phát triển sân bay Côn Đảo khoảng trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên do địa hình hạn chế, kinh phí đầu tư lớn, Bộ GTVT đề xuất sử dụng nguồn vốn viện trợ của chính phủ Australia để lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín của quốc tế hỗ trợ rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của đường cất hạ cánh và khuyến nghị chủng loại tàu bay khai thác tối ưu tại sân bay Côn Đảo.
Hiện đội tàu bay code C của các hãng hàng không Việt Nam chủ yếu gồm các dòng tàu bay A320 và ATR72 (VNA, Vasco Airlines).
Các hãng hàng không Việt Nam đã và đang tiếp tục thuê, mua các dòng tàu bay code C như A320neo/ceo, A321neo/ceo và B737 MAX8.
Trên cơ sở kết quả tính toán các đường bay dự kiến, điều kiện khai thác, tư vấn quốc tế kết luận chiều dài đường cất hạ cánh hiện tại (1.830m) của sân bay Côn Đảo đủ để tiếp nhận và khai thác hiệu quả hầu hết các loại tàu bay code C do các hãng hàng không Việt Nam khai thác, ngoại trừ tàu bay A321 phải giảm tải trọng thương mại.
Sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc và thành phố Hà Nội gây ngập, úng tại nhiều khu vực, trong đó có khu vực xã Văn Bình, huyện Thường Tín đã gây ngập, úng trên Quốc lộ 1 và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Km191+200 với chiều dài khoảng 200m, chiều sâu ngập khoảng 50 – 60cm.
(CLO) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa có công điện gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) các địa phương về việc xử lý các phương tiện trôi dạt trên sông.
(CLO) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội quyết định cấm người và phương tiện di chuyển qua cầu Đuống từ 22h ngày 10/9.
(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông trên đường gom Đại lộ Thăng Long do mưa kéo dài gây ngập sâu nhiều vị trí.
(CLO) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình vừa có công văn gửi UBND các huyện, thành phố; Công an tỉnh và Sở Giao thông Vận tải về việc đảm bảo an toàn công trình đê điều khi xả lũ hồ thủy điện.