Đào tạo và được đào tạo đều phải nâng cao tính chuyên nghiệp

Thứ năm, 14/07/2022 09:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu chuyện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các hội viên, nhà báo làm sao cho “đúng, trúng” nhu cầu, làm sao thiết thực hơn nữa đối với các cơ quan báo chí luôn là bài toán được đặt ra.

Toạ đàm “Chia sẻ ý tưởng bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí nhằm nâng cao năng lực và trình độ nhà báo trong thời đại chuyển đổi số” do Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vừa qua đã gợi mở nhiều những đổi mới trong lĩnh vực bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các hội viên, nhà báo trước những thay đổi không ngừng của thời cuộc và môi trường tác nghiệp. Câu chuyện đào tạo làm sao cho “đúng, trúng” nhu cầu, làm sao thiết thực hơn nữa đối với các cơ quan báo chí luôn là bài toán được đặt ra.

Sẽ có những khóa học đào tạo lãnh đạo báo chí

Tọa đàm thảo luận nhiều vấn đề trong đó tập trung vào việc các sáng kiến trong đào tạo, làm sao để có những khóa học thực sự hiệu quả đã được đưa ra thảo luận sôi nổi. Trong những năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đào tạo, đã đào tạo được 250 khoá đào tạo, duy trì được tần suất các khoá học một cách đều đặn. Thế nhưng, qua khảo sát các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, nhu cầu cần đào tạo là rất lớn, đặc biệt trong môi trường báo chí luôn có nhiều thay đổi, phương thức tác nghiệp báo chí phải đổi mới từng ngày… Bài toán đào tạo và được đào tạo đều phải nâng cao tính chuyên nghiệp chính là “chìa khóa” tạo nên những khóa học bồi dưỡng hiệu quả.

dao tao va duoc dao tao deu phai nang cao tinh chuyen nghiep hinh 1

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Hải

Theo đó, đặt trong bối cảnh mới, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các giảng viên báo chí và chuyên gia truyền thông đã cùng thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hiện nay. Trong đó các đại biểu đã đánh giá và nhận xét cụ thể về những đóng góp hoặc thay đổi của nhà báo, hội viên sau khi tham dự các khóa học được áp dụng vào công việc tại tòa soạn. Các đại biểu cũng đề xuất những kỹ năng cần thiết hiện tại mà các cơ quan báo chí mong muốn bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên trong bối cảnh báo chí hiện nay. Đề xuất các hình thức và phương thức tổ chức các khóa bồi dưỡng như thế nào cho hợp lý đối với các cơ quan báo chí: đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ. Đề xuất các phương án hợp tác với Trung tâm trong việc mời chuyên gia nước ngoài đến bồi dưỡng cho tòa soạn nếu có nhu cầu. Nhiều đại biểu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, trong đó có thể đào tạo cho chính lãnh đạo quản lý toà soạn ở các cơ quan báo chí, những người sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ. Đào tạo chuyên sâu về đề tài tham nhũng, tiêu cực, thông tin đối ngoại, xây dựng Đảng; tập huấn về quản lý kinh tế ở các cơ quan báo chí, môi trường, tài chính.... tổ chức các khóa học chất lượng bằng video, qua website và có trả phí.

Đặc biệt, vấn đề đào tạo lãnh đạo báo chí cũng được các đại biểu rất quan tâm. Nhà báo Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - cho rằng, định hướng thời gian tới sẽ có khóa đào tạo dành cho lãnh đạo để họ hiểu báo chí thế giới đang đi về đâu… Nhà báo Lê Quốc Minh ví dụ rất cụ thể về câu chuyện làm báo điện tử đã được đào tạo suốt mười mấy năm qua nhưng vẫn còn nhiều cơ quan báo chí làm báo điện tử theo kiểu đưa báo in lên điện tử. Trong khi đó, Trung tâm đã có rất nhiều khóa học bổ sung cách làm báo theo xu hướng hiện đại như làm báo trên mobile, cách xây dựng bài Emagazine, longform… Chỉ có điều là, với những ứng dụng cách làm báo mới, dù chỉ mong muốn mỗi lớp có khoảng 10% áp dụng được trong tác nghiệp cũng là điều không dễ vì trên thực tế còn nhiều học viên bước ra khỏi lớp lại “chữ thầy trả thầy”.

Lý giải nguyên nhân vấn đề này, nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng: “Một phần lý do là các bạn không được cơ quan báo chí khuyến khích áp dụng, phóng viên tích cực ứng dụng vào trong các sản phẩm báo chí nhưng khi gửi về cơ quan thì có thể cấp cao, cấp trung trong tòa soạn lại cho rằng “làm như này phiền phức quá!” Cứ vài lần như thế thì phóng viên rất dễ nhụt chí!. Và thêm nữa là nhiều phóng viên cũng không tha thiết với cái mới, không có tinh thần học tập và ứng dụng vào tác nghiệp mà hay “đổ lỗi” cho sự bận rộn. Thậm chí, thực tế là có những người học còn chưa thực sự toàn tâm toàn ý, tập trung học một cách chuyên nghiệp khi vừa học vừa làm việc ở cơ quan, vừa học vừa giải quyết các việc riêng”

Đồng quan điểm này và mong muốn đóng góp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và đào tạo, nhà báo Hoàng Lâm - Tổng Thư ký tòa soạn, Thư ký Chi hội Báo Lao Động chia sẻ 4 ý kiến khá thú vị. Thứ nhất là, phải đào tạo nhiều lần để thường xuyên trau dồi và cập nhật cái mới. Thứ hai là cần có lớp đào tạo cho lãnh đạo bởi không phải lãnh đạo nào cũng “open”, người lãnh đạo mà thông, mà hiểu và nỗ lực tiếp thu cái mới thì những nhân viên, phóng viên cấp dưới cũng sẽ từ đó mà thay đổi tích cực. Thứ ba là nên có nhiều các dự án nước ngoài nghiên cứu học tập… cũng là cách tương tác rất hay, rất chất lượng. Thứ tư là theo kinh nghiệm từ Báo Lao Động thì khi cử phóng viên đi học các lớp của Trung tâm thì Lãnh đạo báo luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên, khi phóng viên học trở về cơ quan đều phải làm báo cáo về khóa học với nội dung học gì, học như thế nào và ngay sau đó Chi hội báo phải sẽ tổ chức sinh hoạt về nội dung đó và bản thân phóng viên đi học trực tiếp trao đổi, truyền đạt lại thông tin vấn đề... 

Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Trung tâm và các tỉnh

Cũng tại tọa đàm, nhà báo Thanh Hà - Phó Giám đốc Đài Truyền hình Hải Phòng chia sẻ, thực tế hiện nay, với việc tham gia đào tạo trong các lớp trên Trung tâm đối với các cơ quan báo chí ở tỉnh đã có những thách thức bởi với một khóa học dù rất mong muốn tham gia nhưng các cơ quan báo chí ở tỉnh chỉ có thể cử một vài phóng viên đi học do công việc, thời gian, địa lý… Cho nên việc thu nạp kiến thức chưa được thường xuyên và còn mang tính “xôi đỗ”. Vì thế, thời gian gần đây, ở Đài PTTH Hải Phòng đã có sự thay đổi bằng hình thức đào tạo tại chỗ. Nhà báo Thanh Hà đề xuất thời gian tới có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Trung tâm và các tỉnh, các đài báo ở tỉnh để sát sao hơn với thực tế, giúp đỡ các đơn vị báo chí ở tỉnh có thể mời được các giảng viên phù hợp về đào tạo trực tiếp nhiều ở địa phương…

Cũng với tinh thần đó, nhà báo Lê Hữu Nhân - Phó Giám đốc Đài PTTH Thái Nguyên chia sẻ thực tế tại cơ sở, do đặc thù công việc, mỗi năm có thể các cơ quan báo đài ở tỉnh cũng chỉ tổ chức được một số lớp học trong khi nhu cầu hiểu biết, nắm bắt xu hướng mới là rất cao. Chính vì vậy, nhà báo Hữu Nhân mong muốn Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam có thể xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về các lớp học, chia ra các gói dữ liệu cụ thể gồm tất cả các bài giảng, tư liệu, thậm chí cả các khảo sát… để các địa phương vào tham khảo, tải về nghiên cứu, ứng dụng… khi cần. Thậm chí các cơ quan báo chí địa phương trong tương lai sẵn sàng đăng ký định kỳ trả phí… Việc tra cứu này phù hợp với quỹ thời gian hạn hẹp, “tranh thủ” bất cứ lúc nào cũng có thể thu nạp được kiến thức nhanh nhất, chính thống trong biển thông tin rất nhiều hiện nay.

Có thể nói, tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến thiết thực về nội dung đào tạo, mô hình và phương pháp, đồng thời đưa ra những mong muốn, kỳ vọng đổi mới trong thời gian tới. Những vấn đề được đánh giá từ thực tiễn, từ những giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy cũng như chia sẻ của lãnh đạo các cơ quan báo chí tại tọa đàm sẽ là cơ sở quan trọng để mỗi khoá học được hiệu quả hơn với các cơ quan đơn vị, các cơ quan báo chí địa phương.

Kết luận tọa đàm, Ban Tổ chức nhấn mạnh, cần có những khóa học đa dạng hơn, dành cho nhiều đối tượng khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau, từ kỹ năng cho đến thực hành, cần phải đào tạo nhiều lần, không chỉ đào tạo phóng viên trẻ, lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí một lần, hai lần mà cần có nhiều thời gian hơn. Thời gian tới, không chỉ đào tạo về xu hướng báo chí mới, chuyển đổi số báo chí mà còn có thể đào tạo vấn đề quản lý báo chí, kinh tế báo chí và cả vấn đề đạo đức, văn hóa trong báo chí cũng cần phải đào tạo nhiều hơn nữa. Trung tâm cũng xác định sẽ mở rộng nhiều nội dung, chương trình đào tạo, xây dựng kho dữ liệu để tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu nắm bắt được xu hướng báo chí thế giới…

Sông Mây

Bình Luận

Tin khác

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội
Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Đồng chí Lê Quốc Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Ngày 12/4, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo đã đến dâng hoa, thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1.

Công tác hội
Ra mắt Câu lạc bộ phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai

Ra mắt Câu lạc bộ phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai

(CLO) Chiều 11/4, tại TP. Pleiku, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên thường trú tỉnh Gia Lai.

Công tác hội