Chuyên gia truyền thông, nhà báo Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Group of Companies:

Đầu tư cho công nghệ cần phải tính toán rất thận trọng

Thứ tư, 22/06/2022 09:40 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện cùng chuyên gia truyền thông - nhà báo Lê Quốc Vinh xung quanh câu chuyện báo chí và sự tác động của công nghệ hiện nay.

Bài liên quan

Mặc dù chúng ta vẫn biết sự phát triển của công nghệ là điều tất yếu nhưng việc sử dụng công nghệ như thế nào luôn là sự lựa chọn khó khăn, một mặt muốn mình sẽ ứng dụng công nghệ mới nhất cho báo chí nhưng mặt khác thì không biết bắt đầu từ đâu. Lúng túng, sợ hãi, là những cảm xúc rất thật, không riêng của ngành báo chí nhưng rất nổi bật trong lĩnh vực báo chí hiện nay” - đó là khẳng định của chuyên gia truyền thông - nhà báo Lê Quốc Vinh trong cuộc trò chuyện cùng báo Nhà báo & Công luận xung quanh câu chuyện báo chí và sự tác động của công nghệ hiện nay.

dau tu cho cong nghe can phai tinh toan rat thantrong hinh 1

Chúng ta sẽ có tiến trình chuyển đổi số chung

+Tôi rất quan tâm điều ông từng nói: Công nghệ thay đổi quá nhanh, chúng ta phải đối mặt với Tech Angst (nỗi sợ công nghệ) và FOMO (nỗi sợ hãi bị công nghệ bỏ qua)… Vậy trong bối cảnh ấy, báo chí Việt Nam chịu tác động như thế nào, thưa ông?

- Có lẽ tất cả các cơ quan báo chí đều muốn mình sẽ ứng dụng ngay những giải pháp công nghệ mới nhất, đưa các sản phẩm báo chí của mình lên những nền tảng truyền thông mới nhất, hiện đại nhất. Chạy đua với tốc độ thông tin, nhất là khi mạng xã hội bùng nổ, những người làm báo cũng không muốn rằng mình bị chậm hơn so với mạng xã hội. Đấy là hiệu ứng FOMO, hiệu ứng không muốn mình bị bỏ lại phía sau.

Đồng thời, những người lãnh đạo báo chí cũng sợ rằng, tốc độ phát triển của công nghệ nhanh quá mà mình thì không bắt kịp, nhất là bài toán đầu tư cũng là thách thức rất lớn. Vì vậy, có xu hướng sợ hãi khi đuổi theo công nghệ, không dám nghĩ đến chuyện công nghệ nữa, cứ đi theo con đường của mình làm và mong muốn quay trở lại với thời hoàng kim của báo chí truyền thống… là hiệu ứng Tech Angst.

Đó là 2 cảm xúc trái ngược nhau. Mặc dù chúng ta vẫn biết sự phát triển của công nghệ là điều tất yếu nhưng việc sử dụng công nghệ như thế nào luôn là sự lựa chọn khó khăn, một mặt muốn mình sẽ ứng dụng công nghệ mới nhất cho báo chí nhưng mặt khác thì không biết bắt đầu từ đâu. Lúng túng, sợ hãi, là những cảm xúc rất thật, không riêng của ngành báo chí nhưng rất nổi bật trong lĩnh vực báo chí hiện nay.

+ Ý của ông là chúng ta đang bối rối vì có quá nhiều loại công nghệ, không biết phải ứng dụng loại công nghệ nào cho công cuộc CĐS báo chí. Vậy thưa ông, dưới góc độ chuyên gia, ông cho rằng với tiềm lực hiện có, chúng ta nên ứng dụng công nghệ vào hoạt động báo chí theo hướng nào, theo mô hình nào?

- Tôi luôn nói rằng, mỗi cơ quan báo chí sẽ có xuất phát điểm khác nhau, sẽ có con đường chuyển đổi số khác nhau và không có mô hình chung cho tất cả các với cơ quan báo chí. Bởi quy mô, hình thức, “trình độ trưởng thành số” của mỗi cơ quan báo chí khác nhau, cho nên không thể áp dụng mô hình chung cho tất cả. Hơn nữa, còn tùy thuộc theo thị trường của mỗi cơ quan báo chí như thế nào? Có những cơ quan báo chí mà phạm vi thị trường rất rộng, nhưng có những cơ quan báo chí phạm vi thị trường bó hẹp cho một đối tượng nhất định như các tạp chí chuyên ngành chẳng hạn.

Cho nên, hướng phát triển cả hệ thống quản trị, văn hóa làm việc, ứng xử, giao tiếp trong môi trường số, rồi các nền tảng truyền thông số của mỗi cơ quan báo chí sẽ rất khác nhau. Tựu chung lại, chúng ta hãy bắt đầu từ bạn đọc. Bạn đọc ở đâu? Nhu cầu về nội dung thế nào? Bạn đọc muốn chúng ta giao tiếp với họ ra làm sao? Mỗi cơ quan báo chí sẽ có một câu trả lời riêng cho những câu hỏi đó, từ đó, họ sẽ có cách chuyển đổi số riêng của mình. Chúng ta không có mô hình chung nhưng tất nhiên chúng ta sẽ có tiến trình chuyển đổi số chung.

Các giải pháp công nghệ phục vụ báo chí sẽ tiếp tục thay đổi

+ Tiến trình chuyển đổi số chung, cụ thể là sao, thưa ông?

- Thứ nhất là phải có giải pháp để số hóa các sản phẩm báo chí. Nếu như chúng ta muốn ứng dụng một hệ thống công nghệ trong sản xuất và xuất bản, muốn đưa lên các nền tảng truyền thông mới thì đều phải số hóa nội dung cái đã. Những giải pháp để số hóa sẽ thay đổi rất nhanh và phát triển liên tục. Nhưng số hóa thôi thì chưa đủ, mà phải xây dựng cả hệ thống để làm việc trên môi trường số, tức là thay đổi thói quen làm việc của tòa soạn bằng cách chuyển đổi nó trên một môi trường số phù hợp với năng lực của các thành viên của trong tòa soạn.

Có những tòa soạn có điều kiện hoặc quy mô lớn, họ sẽ đầu tư rất nhiều cho hệ thống này để có một môi trường làm việc số hoàn chỉnh. Thế nhưng, với những tòa soạn nhỏ thì có chuyển đổi số được không? Câu trả lời là có, với quy mô đầu tư nhỏ hơn, với hệ thống chuyển đổi, chuyển tiếp thông tin, phê duyệt trên những hệ thống, giải pháp phần mềm có sẵn.

Thậm chí có những tòa soạn chỉ cần phần mềm chat thôi cũng có thể giải quyết được vấn đề, ví dụ như xử lý trên Zalo, Workchat chẳng hạn, chứ không bắt buộc phải có một hệ thống thông minh mà tùy theo năng lực của mỗi tờ báo. Thứ ba, quan trọng hơn cả là văn hóa chuyển đổi số của tòa soạn, đây là điều khó nhất. Điều này phụ thuộc vào quyết tâm của tòa soạn. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên phải khai thác thế mạnh của môi trường làm việc số để làm cho hoạt động của mình trôi chảy, nhanh hơn, đơn giản hơn, dễ dàng hơn, thì đó gọi là văn hóa số. 

Đây là ba điều mà bất cứ ai, bất cứ tòa soạn nào cũng có thể làm, cần phải làm nếu muốn chuyển đổi số, chỉ có điều là mức độ sẽ phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu.

dau tu cho cong nghe can phai tinh toan rat thantrong hinh 2

+ Thưa ông, tôi cho rằng, việc ứng dụng công nghệ vào làm báo chắc chắn sẽ là một hành trình không có điểm kết thúc… Vậy báo chí Việt Nam sẽ bắt nhịp xu hướng như thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa không “quá sức”, thưa ông?

- Tôi đồng ý với bạn, các giải pháp công nghệ phục vụ báo chí sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển nhanh trong thời gian tới. Nếu như quy mô lớn, đòi hỏi lớn thì nhất định chúng ta sẽ phải đầu tư một hệ thống công nghệ bài bản và đầy đủ. Nhưng với những cơ quan báo chí quy mô không lớn hoặc yêu cầu của bạn đọc không tạo áp lực lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những công nghệ có sẵn sẽ là giải pháp an toàn, tiết kiệm, phù hợp. Kinh nghiệm ở các nước, người ta có thể sử dụng những phần mềm chia sẻ.

Hiện nay có những giải pháp CMS theo kiểu open source (mã nguồn mở) để phục vụ cho công tác tòa soạn; hợp tác với các cơ quan chức năng như Hiệp hội báo chí, Liên minh báo chí… lập ra những giải pháp để phục vụ chung cho nhiều cơ quan báo chí. Cách thứ hai nữa là có những công cụ để phục vụ cho hoạt động quản lý báo chí như: quản lý về bản quyền báo chí, quản lý dữ liệu thông tin, fact check (kiểm tra tin giả),… cũng có thể tạo ra một nền tảng chung, hỗ trợ các cơ quan báo chí. Cả hai phương án trên sẽ đỡ tốn nguồn lực tự đầu tư cho từng tòa soạn, bởi dùng chung trong một hệ thống tổng thể sẽ tiết kiệm hơn và có thể sẽ mang tính bền vững.

Ngoài ra, việc này có một ưu điểm nữa là, theo từng giai đoạn thì nhà phát triển công nghệ (cho các giải pháp này) sẽ tập trung cải tiến, cập nhật thêm các tính năng cho hệ thống dùng chung, các tòa soạn sẽ tận dụng đổi mới công nghệ liên tục mà vẫn hạn chế được chi phí. Nói chung là, bài toán kinh tế về đầu tư cho công nghệ cần phải được tính toán rất thận trọng để tránh bị rơi vào bẫy đầu tư tràn lan, không kịp tái tạo, không kịp tạo ra nguồn thu để bù lỗ…

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

An Hà (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo