Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 thất bại dù tặng tiền cho cổ đông tham dự

Thứ tư, 26/04/2023 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số lượng cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) chỉ chiếm 45,76% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nên đại hội đã không thể tổ chức thành công.

Dù tặng tiền nhưng CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) vẫn không mời đủ lượng cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023

Trong sáng ngày hôm nay, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) đã tổ chức buổi họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Tuy nhiên, do số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 45,76% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo quy định thì đại hội tổ chức lần 1 cần ít nhất 50% số cổ phần có quyền biểu quyết, do đó đại hội lần này đã tổ chức không thành công.

Chủ tịch Lê Vũ Hoàng sau đó đã có giải thích về vấn đề này đó là bởi nhóm cổ đông nước ngoài sở hữu 16 triệu cổ phiếu CII cùng các quỹ ETF hầu hết đều không tham dự đại hội. Trong khi nhóm các cổ đông nước ngoài đang chiếm tới 25,9 triệu cổ phiếu, tương đương 10,26% tổng số cổ phần được lưu hành.

dau tu ha tang ky thuat tphcm cii to chuc dhdcd thuong nien 2023 that bai du tang tien cho co dong tham du hinh 1

Dù tặng tiền cho cổ đông, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) vẫn không kéo đủ cổ đông tới dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 (Ảnh TL)

Bài liên quan

Trước khi tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM đã phải đưa ra phương án tặng tiền cho cổ đông tham dự đại hội dựa theo số cổ phần mà cổ đông nắm giữ nhằm khuyến khích cổ đông tham dự nhưng cuối cùng vẫn không thể tổ chức đại hội thành công.

Cũng trong năm 2022, ĐHĐCĐ lần 1 được tổ chức vào ngày 25/4/2022 của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM chỉ ghi nhận có 73 cổ đông tham dự, đại diện cho phần sở hữu của 58,48 triệu cổ phiếu, tương đương với 23,85% vốn cổ phần nên đã không thể tổ chức được đại hội. Trong lần thứ 2 tổ chức vào ngày 20/5/2022, số cổ đông tham dự đại diện cho 80,89 triệu cổ phiếu, tương ứng 33,03% vốn điều lệ.

Một nguyên nhân thường xuyên được nhắc đến để lý giải cho việc tổ chức đại hội không thành công đó là do thành phần cổ đông chiếm lượng lớn là nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ngoài ra, diễn biến giá cổ phiếu không mấy sáng sủa cũng đã phần nào tác động tới tâm lý của nhà đầu tư.

Về diễn biến giá cổ phiếu CII, mã này từng có giai đoạn tăng nóng chóng mặt, từ ngưỡng 17.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/9/2021 đã tăng tới gần 2,5 lần, lên mức 57.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 7/1/2022.

Đến giữa năm 2022, cổ phiếu CII đã giảm sâu và chỉ còn giao dịch quanh ngưỡng 15.000 đồng/cổ phiếu, và duy trì ngưỡng này từ đó đến nay. Trong phiên giao dịch ngày 26/4/2023, cổ phiếu CII chỉ ghi nhận ở mức giá 14.000 đồng/cổ phiếu.

Tài sản chiếm 70% là nợ, lợi nhuận năm 2022 chủ yếu đến từ hoạt động bán công ty con

Trong năm 2022, CII ghi nhận doanh thu thuần ở mức 5.755,7 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận sau thuế của đơn vị bị bào mòn đi đôi chút. Lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận ở mức 896 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, chiếm tới 810 tỷ đồng tiền lãi là từ hoạt động thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính; 666,8 tỷ đồng tiền lãi từ các khoản hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn tiền gửi và trái phiếu. Nếu không tính các khoản lãi này thì có thể nói rằng CII vẫn đang lỗ trong hoạt động kinh doanh chính.

Ngoài ra, khi nhìn vào cơ cấu tài sản của CII, có thể thấy rằng tổng tài sản trong năm 2022 của CII ghi nhận ở mức 28.595,6 tỷ đồng, giảm tới 7,4%. Tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh từ 689,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 287,2 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tới 2,4 lần cho thấy sự sụt giảm đối với tính linh động trong tài sản mà công ty nắm giữ.

Ghi nhận về hàng tồn kho trong kỳ của CII cũng chỉ còn 1.640,8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm khoảng 2,8 lần. Phần lớn hàng tồn kho là bất động sản hoàn thành chờ bán.

Trong cơ cấu nguồn vốn của CII, nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tới 20.264,6 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 70,9% tổng tài sản. Chỉ tiêu về vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong năm 2022 ghi nhận ở mức 5.166,4 tỷ đồng, tăng 1.305 tỷ đồng chỉ trong 1 năm.

Vốn chủ sở hữu trong kỳ của CII đi ngang ở mức 8.331 tỷ đồng. Trong đó vốn góp chủ sở hữu chiếm 2.840,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận ở mức 2.493,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm 2022.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

(CLO) Tổng Công ty Điện lực Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận sụt giảm gần 6%.

Tài chính - Bảo hiểm
Khoản đầu tư cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) đang ra sao?

Khoản đầu tư cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) đang ra sao?

(CLO) Dù rất mát tay trong hoạt động xuất khẩu cá tra nhưng khoản đầu tư 150 tỷ mua cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) chưa thu về trái ngọt.

Tài chính - Bảo hiểm
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

(CLO) Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm