Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng thu hút vốn FDI

Thứ sáu, 01/04/2022 08:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để thu hút thêm vốn FDI, Sở Công Thương TP.HCM đã triển khai các chương trình hỗ trợ, để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD (tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020). 

Có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

dau tu phat trien cong nghiep ho tro de tang thu hut von fdi hinh 1

Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng thu hút vốn FDI.

Điều đó cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ngoài các nhà đầu tư FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng đang dần ổn định và phát triển trở lại, nên đang rất cần các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong thời gian qua, rất ít doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hoặc nếu đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ thì phần lớn cũng không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong sản phẩm.

Điển hình như ngành dệt may, da giày, mặc dù là những ngành nằm trong top có kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các ngành hàng này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm khoảng 80%). 

Chính vì phụ thuộc quá nhiều nguyên phụ liệu vào thị trường Trung Quốc, nên khi dịch COVID-19 xảy ra, khiến ngành dệt may, da giày rơi vào tình thế lao đao khi không chủ động được nguồn nguyên liệu. 

Tương tự, một số ngành công nghiệp chủ lực khác như điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô... đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu, cũng gặp khó khăn khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng, nhất là chi phí logistics tăng cao.

Nói về những khó khăn của doanh nghiệp trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Công ty CP Cơ khí Duy Khanh cho rằng, để đầu tư phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải mạnh dạn, bởi đi đôi với đầu tư phát triển là tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Trong khi đó, đa số doanh nghiệp cơ khí là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nên các dự án ngành cơ khí tiếp cận với ngân hàng thường gặp nhiều khó khăn.

Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhận xét, doanh nghiệp cung ứng trong nước đang yếu về việc đầu tư vào công nghệ và đầu tư về mặt kiến thức cho đội ngũ lao động ở doanh nghiệp. 

Có những doanh nghiệp khi trở thành đối tác cung ứng các chi tiết linh kiện cho doanh nghiệp FDI, họ muốn khi tham gia thì phải có đơn hàng ngay, chỉ nhìn về mặt lợi nhuận trước mắt mà chưa nhìn về chặng đường lâu dài.

Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ (Sở Công Thương TP.HCM) cho biết, phần lớn các doanh nghiệp FDI mong có nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ có định hướng đầu tư dài hạn, có năng lực cung ứng tốt để đồng hành cùng với họ trong quá trình phát triển những sản phẩm, những cụm linh kiện chi tiết

Cụ thể như BOSCH, tìm doanh nghiệp Việt Nam cung ứng sản phẩm chi tiết linh kiện, cụm chi tiết linh kiện trong ngành ô tô… Tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp hỗ trợ của Thành phố còn thấp, chỉ đạt khoảng 65%. 

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, Sở Công Thương TP.HCM đã triển khai các chương trình kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trong giai đoạn sắp tới để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm các nhà cung ứng, các sản phẩm đầu cuối của doanh nghiệp FDI.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới theo Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa, chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp. 

Có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: 'Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng'

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: "Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng"

(CLO)Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kinh tế vĩ mô
Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

(CLO) Ngày 12/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

(CLO) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với những năm gần đây. Trong đó, có hai yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tổng cung và tổng cầu.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế biển, các vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình

Kinh tế biển, các vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình

(CLO) Ngày 12/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban Chỉ đạo) chủ trì kỳ họp trực tiếp kết hợp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo với 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể cán đích với GDP tăng 6%

ADB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể cán đích với GDP tăng 6%

(CLO) Đại diện ADB kỳ vọng kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Kinh tế vĩ mô