Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) tài sản 81% là nợ, vẫn lên kế hoạch giảm vốn điều lệ

Thứ tư, 12/10/2022 18:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa, tài sản chiếm 81% là nợ, đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) đang lên kế hoạch mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ.

CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã UPCoM: SIP) mới đây đã thông qua kế hoạch mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ. Cụ thể thì công ty dự kiến mua lại 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành nhằm mục tiêu giảm vốn điều lệ. Dự kiến thời gian thực hiện sẽ là từ 20/10 đến 18/11/2022.

Về diễn biến giá cổ phiếu SIP thì từ ngày 25/8 đến nay, cổ phiếu SIP đã giảm 20,7% từ mức 141.900 đồng về 112.500 đồng trong phiên giao dịch ngày 12/10. Với mức giá hiện tại, ước tính Đầu tư Sài Gòn VRG sẽ phải chi ra khoảng 225 tỷ đồng để mua lại 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

Tài sản chiếm 81% là nợ, lợi nhuận đi lùi bất chấp doanh thu tăng

Nhìn lại 4 năm kinh doanh gần đây của Đầu tư Sài Gòn VRG có thể thấy rằng doanh thu hàng năm tăng trưởng đều đặn nhưng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng không hề tương xứng, thậm chí có thời kỳ còn ghi nhận sụt giảm.

Trong năm 2020, doanh thu của SIP đạt 5.082,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.025,7 tỷ đồng. Bước sang năm 2021, doanh thu tăng trưởng gần 10% lên mức 5.577,6 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lại giảm xuống chỉ còn 835,4 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 19%.

dau tu sai gon vrg sip tai san 81 la no van len ke hoach giam von dieu le hinh 1

Lợi nhuận nửa đầu năm 2022 ghi nhận giảm so với cùng kỳ, cơ cấu tài sản hơn 81% là nợ, Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) vẫn lên kế hoạch mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ (Ảnh TL)

Cơ cấu tài sản của SIP qua các năm ghi nhận vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng nhưng cơ cấu nợ phải trả vẫn chiếm một tỷ lệ vô cùng cao trên tổng tài sản. Đơn cử như trong năm 2021, tổng tài sản của Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận ở mức 17.817,3 tỷ đồng, trong khi đó, nợ phải trả lại chiếm tới 14.519,4 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 81,4% tổng tài sản.

Bước sang năm 2022, ghi nhận trong nửa đầu năm, SIP đạt 3.087,2 tỷ đồng doanh thu gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán và dịch vụ chiếm tỷ lệ tương đối cao, cũng ghi nhận đà tăng theo doanh thu từ 2.505,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên mức 2.638,2 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận 448,5 tỷ đồng, giảm 8,5% so với cùng kỳ.

Các khoản chi phí trong kỳ đều ghi nhận tăng hơn so với nửa đầu năm 2021. Trong đó chi phí tài chính tăng từ 10,2 tỷ đồng lên 11,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng từ 8,9 tỷ đồng lên 9,3 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 38 tỷ đồng lên 42,5 tỷ đồng.

Kết quả, sau khi trừ đi các loại chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi nhận lợi nhuận sau thuế của SIP đạt 503,7 tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, dù ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận sau thuế của SIP lại giảm đi so với cùng kỳ.

Tại thời điểm kết thúc Quý 2 năm 2022, tổng tài sản của Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận 18.915,3 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, ở mức 81,1%.

CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG từng bị phạt và truy thu thuế

Kết quả kinh doanh với dấu hiệu bất thường, khi mà doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận đi ngang hoặc thậm chí giảm xuống, không quá khó hiểu khi Đầu tư Sài Gòn VRG đã từng bị phạt về những vi phạm trong việc kê khai thuế.

Cụ thể thì vào cuối năm 2021, Cục thuế TP HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đối với các sai phạm: Khai sai thuế Giá trị gia tăng nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp; Khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Với các vi phạm kể trên, Đầu tư Sài Gòn VRG đã phải nộp phạt hành chính tổng cộng số tiền là 42,7 triệu đồng và bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền lên tới 181 triệu đồng. 

Đây cũng không phải là lần đầu tiên CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG bị xử lý vi phạm về kê khai thuế. Trong tháng 3 năm 2020 trước đó, Đầu tư Sài Gòn VRG cũng từng bị Tổng cục thuế (Bộ tài chính) truy thu và phạt vi phạm hành chính với số tiền nộp chậm lên tới 3,56 tỷ đồng.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Lỗ liền 5 quý kinh doanh, cổ phiếu Nhựa Đông Á (ADG) bị hạn chế giao dịch

Lỗ liền 5 quý kinh doanh, cổ phiếu Nhựa Đông Á (ADG) bị hạn chế giao dịch

(CLO) CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (Mã ADG) đã bước sang Quý thứ 5 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Cổ phiếu của công ty cũng vừa bị hạn chế giao dịch

Tài chính - Bảo hiểm
Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

(CLO) Chung mục tiêu kiện toàn hoạt động, tối ưu năng lực cạnh tranh để cùng đồng hành thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Bắc Á dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân vô cùng hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”, sẵn sàng mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn - đặc biệt trong các ngành nghề lĩnh vực phát triển bền vững.

Tài chính - Bảo hiểm
Nợ xấu ngân hàng tăng, chất lượng tài sản suy giảm

Nợ xấu ngân hàng tăng, chất lượng tài sản suy giảm

(CLO) Lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 các ngân hàng niêm yết tăng 9,6% so với cùng kỳ trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp. Tuy nhiên, chất lượng tài sản có xu hướng suy giảm và nợ xấu tăng.

Tài chính - Bảo hiểm
TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

(CLO) Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục tiên phong trong việc tạo thêm nhiều lớp bảo mật nâng cao nhằm đảm bảo an toàn giao dịch, bảo vệ tài sản và dữ liệu cá nhân của khách hàng trên nền tảng số.

Tài chính - Bảo hiểm
Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

(CLO) Trường Thành Group (Mã TTA) đang đi chậm hơn so với kế hoạch lợi nhuận dự kiến trong Quý 1/2024. Lãnh đạo công ty vừa bán ra 2 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm