ĐBSCL cần nắm bắt cơ hội, phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Thứ hai, 01/08/2022 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là thông điệp mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn gửi đến chính quyền các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 diễn ra ngày 1/8.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, ĐBSCL là vùng đồng bằng trù phủ rộng lớn trên 4 vạn km2 với 17,5 triệu dân, có vị trí chiến lược và tiềm năng, lợi thế tuyệt đối về kinh tế nông nghiệp.

Hàng năm ĐBSCL sản xuất 50% sản lượng lúa gạo cả nước, chiếm 95% xuất khẩu gạo của Việt Nam, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp gần 20% GDP cả nước.

dbscl can nam bat co hoi phat trien nhanh nhung phai ben vung hinh 1

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022.

Là vùng có tỷ trọng nông nghiệp lớn, tuy nhiên ĐBSCL đang phải đối mặt với những thách thức lớn bởi biến đổi khí hậu, kinh tế suy giảm, thiếu hụt lao động do di cư, nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu...

Chủ tịch VCCI cho rằng, Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm nay đã chỉ ra, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, ĐBSCL có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước, với mức tăng trưởng (GRDP) vùng giảm sâu, âm -0,43% năm 2021, thấp nhất trong lịch sử phát triển của ĐBSCL.

Không những vậy, giai đoạn 2016 - 2020 không có thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng, công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đủ sức để trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp của ngành công nghiệp chế biến ngày một suy giảm trong công nghiệp chế biến chế tạo cả nước, trong khi chế biến là ngành chủ lực của vùng.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Báo cáo cũng cho thấy những điểm sáng về kinh tế của vùng ĐBSCL.

Thứ nhất, tuy chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng ĐBSCL là vùng đóng góp nhiều nhất vào thặng dư thương mại của quốc gia. Năm 2020 xuất siêu 9,4 tỷ USD, năm 2021 xuất siêu hơn 8 tỷ USD.

Thứ hai, nông nghiệp ĐBSCL khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình. Báo cáo cho thấy giai đoạn 2021 – 2022 chúng ta xuất 6.2 triệu tấn gạo, trở thành nhà xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, thủy sản tăng 5,56%, đạt giá trị 8.8 tỷ USD, xuất khẩu rau quả cũng tăng trưởng ổn định...

dbscl can nam bat co hoi phat trien nhanh nhung phai ben vung hinh 2

Nông nghiệp ĐBSCL đã khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ ba, năm 2021 ĐBSCL là một trong 2 vùng duy nhất có sự gia tăng vốn đăng ký FDI, tập trung vào ngành năng lượng, khẳng định lợi thế và cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Báo cáo được thực hiện trong bối cảnh ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... đến lựa chọn mô hình tăng trưởng khi kinh tế vùng đã phát triển đến ngưỡng.

Cùng với đó, quy hoạch vùng đã được ban hành, 13 tỉnh, thành ĐBSCL, đang phải thiết lập lại quy hoạch, xây dựng lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp tính cho phù hợp với quy hoạch vùng, với Nghị quyết 13 và với thực tiễn địa phương, phải cùng nhau nhận diện các thách thức, hạn chế để tìm tiếng nói chung...

Do vậy, theo Chủ tịch VCCI, Báo cáo này sẽ là một tài liệu tham vấn hữu ích. Từ Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2022, VCCI muốn gửi đến Chính quyền các địa phương, các tổ chức, nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông điệp “ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, hãy nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững!”.

Hiện nay, cả thế giới đang đang được khuyến nghị chuyển đổi số, nhưng với vùng ĐBSCL, chúng tôi khuyến nghị “Chuyển đổi nông nghiệp” cần được quan tâm hàng đầu.

Nội hàm của chuyển đổi nông nghiệp rất rộng, trong đó cần lưu ý đặc biệt đến chuyển đổi cơ cấu sản phẩm sang phân khúc giá trị cao, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi cách thức chế biến, lưu thông, phân phối ra thị trường.

Cần đổi mới tư duy và phá vỡ các vòng xoáy đi xuống ở 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chính quyền cấp trung ương cũng như địa phương cần đầu tư gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông và logistics đang cản trở sự phát triển của mọi ngành kinh tế trong vùng.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô