'Đế chế' hàng hiệu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn kinh doanh thế nào?

Thứ sáu, 25/12/2020 16:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group), doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông "vua hàng hiệu" trong những năm gần đây, dù doanh thu có phần sụt giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng liên tục.

IPP Group là một tập đoàn hoạt động tại nhiều quốc gia, với hạt nhân chính là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP). Công ty này có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại tòa nhà Opera View 161 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM, với ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da. Trong đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên sở hữu 60% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại được chia đều cho ông Nguyễn Phi Long và ông Nguyễn Quốc Khánh, mỗi người nắm giữ 20%.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, bà Lê Hồng Thủy Tiên. Nguồn: TL

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, bà Lê Hồng Thủy Tiên. Nguồn: TL

Trong 4 năm trở lại đây, doanh thu thuần của IPP có xu hướng giảm dần, nhưng lợi nhuận thuần lại đi lên. Đặc biệt, năm 2019, doanh thu thuần của IPP chỉ đạt 357,15 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận thuần cao gần gấp đôi năm 2018, đạt đạt gần 225 tỷ đồng. 

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của IPP đạt 5.481 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 3.734 tỷ đồng.

Ngoài vai trò là pháp nhân lõi, IPP cũng trực tiếp đầu tư một số dự án bất động sản như dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc với diện tích 101 ha, tổng chi phí thực hiện dự kiến hơn 6.830 tỷ đồng. Dự án này được giao cho IPP làm chủ đầu tư từ tháng 6/2020, thời gian thực hiện là 5 năm.

Năm 2016, IPP từng đầu tư xây dựng dự án Nhà ga Quốc tế (T2) - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thông qua chủ đầu tư là Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – công ty thành viên được IPP trực tiếp sở hữu 55% vốn.

Một mảng kinh doanh không thể không nhắc đến của IPP là kinh doanh nhà hàng. IPP nhận nhượng quyền một số thương hiệu đồ ăn nhanh như Domino’s Pizza, Burger King, gà rán Popeyes cùng một số thương hiệu nhà hàng kinh doanh tại sân bay. Cũng giống như nhiều cái tên đình đám khác, mảng kinh doanh đồ ăn nhanh của IPP sau nhiều năm hoạt động vẫn chưa có lãi. 

Báo Công luận

Ngoài IPP, đóng góp trong hệ sinh thái hàng hiệu còn kể tới một loạt các công ty liên doanh, liên kết khác.

Theo giới thiệu, IPPG đã phát triển “hệ sinh thái” lên tới 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết. Tập đoàn cho biết chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước, mang về Việt Nam hơn 100 thương hiệu thời trang cao cấp & trung cấp, sở hữu hơn 1.200 cửa hàng.

Mảng kinh doanh thời trang – hàng hiệu của IPP được thực hiện thông qua 3 công ty là DAFC, ACFC và CMFC. DAFC - công ty phụ trách chính mảng phân phối hàng hiệu của IPP - hiện là nhà phân phối của các thương hiệu cao cấp như Rolex, Bvlgari, Armani Exchange, Burberry, Cartier… Còn ACFC và CMFC phân phối thời trang trung cấp với các thương hiệu Nike, Mango, Tommy Hilfigher, Levi’s…

Mặc dù kinh doanh những mặt hàng xa xỉ nhưng điều bất ngờ là lợi nhuận của DAFC khá thấp, cả về con số tuyệt đối cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Tại DAFC, năm 2016 và 2017, công ty này có doanh thu thuần lần lượt đạt 853,35 tỷ đồng và 964,64 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần chỉ ở mức 19,36 tỷ đồng và 11,53 tỷ đồng.

Năm 2019, doanh thu thần của DAFC đạt 1.245,36 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận thuần tăng gần 62% lên mức 42,27 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với Tam Sơn - một tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực phân phối hàng hiệu tại Việt Nam - tỷ suất sinh lời của nhóm công ty liên quan tới IPP vẫn thấp một cách đáng ngạc nhiên. 

Tương tự tại ACFC, doanh thu những năm gần đây đều trên ngưỡng nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần chỉ loanh ngưỡng vài chục, hoặc hơn trăm tỷ đồng.

Về quy mô tài sản, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của DAFC đạt 1.796,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 273,6 tỷ đồng lên mức 353,1 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của ACFC đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu gấp gần 2 lần lên mức 508,6 tỷ đồng.

DAFC và ACFC cùng với công ty mẹ IPP Group cũng nắm giữ 45% cổ phần của Sasco CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) - một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại sân bay.

Gia Hân

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp