Đề nghị “chỉ rõ” cơ quan, địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ tư, 22/11/2023 13:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Từ báo cáo năm sau, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội kèm theo Danh mục các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài để có cơ sở giám sát việc giải quyết.

Ngày 22/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2023 tiếp tục có sự đổi mới, đạt kết quả tích cực, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật đối với 81,7% số vụ việc khiếu nại, 86,3% số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.

Ủy ban Pháp luật đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; những kết quả đạt được trong công tác này đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Về công tác tiếp công dân, Ủy ban Pháp luật đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác tiếp công dân năm 2023. Mặc dù số lượt, số vụ việc và số đoàn đông người tăng mạnh so với năm 2022, nhưng Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương vẫn tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, cho thấy lĩnh vực này đang có những chuyển biến tích cực.

de nghi chi ro co quan dia phuong con nhieu ton tai han che trong cong tac giai quyet khieu nai to cao hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Tuy nhiên, việc công dân trực tiếp đến các bộ, ngành để KNTC, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh, nhất là về số lượng đoàn đông người cho thấy hiệu quả công tác giải quyết KNTC ở cơ sở còn hạn chế, tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá làm rõ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng KNTC vượt cấp, bức xúc, kéo dài.

Về kết quả tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do dẫn đến số lượng đơn thuộc trách nhiệm xử lý của bộ, ngành tăng cao, số đơn đủ điều kiện xử lý giảm để có giải pháp khắc phục phù hợp, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công tác tiếp nhận, xử lý đơn, giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, công chức làm công tác này.

Về kết quả giải quyết khiếu nại, theo báo cáo cho thấy chất lượng giải quyết công việc của cơ quan nhà nước chưa thực sự có chuyển biến tích cực, có mặt còn kém hơn so với năm 2022; chất lượng giải quyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan nhà nước chưa được cải thiện mặc dù đã có nhiều giải pháp được áp dụng. Đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá, làm rõ nguyên nhân để đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả.

de nghi chi ro co quan dia phuong con nhieu ton tai han che trong cong tac giai quyet khieu nai to cao hinh 2

Toàn cảnh phiên họp.

Về kết quả giải quyết tố cáo, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, năm 2023, tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp là 7.666 vụ việc, tăng 15,5%; trong đó đã giải quyết 6.618 vụ việc, đạt 86,3%, cao hơn mục tiêu đề ra (85%) thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác giải quyết tố cáo.

Tuy nhiên, số vụ việc tố cáo tăng nhiều cho thấy hoạt động của bộ máy hành chính công vụ còn không ít bất cập, người dân còn thiếu tin tưởng vào sự khách quan, công tâm của một bộ phận công chức, người có thẩm quyền trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ để có giải pháp khắc phục hiệu quả hơn.

Về kết quả kiểm tra, rà soát và việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung, cung cấp số liệu cụ thể hơn về tình hình giải quyết các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài; kết quả rà soát, giải quyết các vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất, kiến nghị của cơ quan khác có liên quan. Đồng thời, từ báo cáo năm sau, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội kèm theo Danh mục các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài để có cơ sở giám sát việc giải quyết.

de nghi chi ro co quan dia phuong con nhieu ton tai han che trong cong tac giai quyet khieu nai to cao hinh 3

Các đại biểu dự phiên họp.

Về kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyển đến, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, tình trạng các cơ quan hành chính nhà nước chậm xem xét, giải quyết hoặc trả lời không đầy đủ, đúng hạn đơn thư của công dân do các cơ quan Quốc hội chuyển đến là vấn đề tồn tại đã được Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác của Quốc hội chỉ ra trong nhiều năm qua, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để.

Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm trách nhiệm giải quyết và thông báo kịp thời kết quả giải quyết theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh: “Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đánh giá về tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC về hành chính năm 2023 được nêu trong Báo cáo của Chính phủ; đồng thời nhận thấy, một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm, đã được nêu trong Báo cáo của Chính phủ các năm trước, được Ủy ban Pháp luật chỉ ra trong các báo cáo thẩm tra hằng năm song đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để”.

de nghi chi ro co quan dia phuong con nhieu ton tai han che trong cong tac giai quyet khieu nai to cao hinh 4

Các đại biểu tại phiên họp ngày 22/11.

Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể hơn kết quả của việc khắc phục những hạn chế, bất cập này; đồng thời, bổ sung, làm rõ “địa chỉ” cụ thể cơ quan, địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế để xác định trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp, giúp cho công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trong thời gian tới tại những nơi này có chuyển biến thực sự.

Năm 2024, cùng với các dự án đầu tư lớn đã và đang được triển khai, các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao dự báo vẫn tiếp tục là điểm nóng phát sinh KNTC hành chính liên quan đến đất đai, môi trường, nhất là đối với các dự án phải thu hồi đất, bồi thường, tái định cư... Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần quan tâm, bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ cụ thể tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng KNTC phức tạp.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Mặt trận Việt Minh - Nơi hội tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Mặt trận Việt Minh - Nơi hội tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

(CLO) Theo sáng kiến của lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào đúng ngày này 83 năm trước đây, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Hơn 8 thập kỷ qua, Mặt trận Việt Minh là biểu hiện sinh động nhất sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, tư tưởng đó đã trở thành nền tảng của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay.

Tin tức
TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

(CLO) HĐND TP HCM đã thực hiện miễn nhiệm 2 Phó Chủ tịch UBND TP HCM và bầu ra nhân sự mới đảm nhiệm vị trí này nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin tức
Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

(CLO) Căn cứ vào đề xuất của Chính phủ, Quốc hội sẽ tính toán điều chỉnh trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để làm sao đảm bảo được quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.

Tin tức
Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(CLO) Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa giới thiệu nhân sự mới nên chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Tin tức
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

(CLO) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Về công tác lập pháp, dư kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết.

Tin tức