Để sông Đa Độ thành một trong những hồ điều hoà nước ngọt trung tâm của Hải Phòng

Thứ năm, 02/06/2016 10:31 AM - 0 Trả lời

Hệ thống sông Đa Độ nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng là nguồn cung cấp nước thô cho trên 30 nhà máy nước sạch thành thị, nông thôn trên địa bàn với lưu lượng lên đến hàng trăm nghìn m3/ngày đêm phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 600 nghìn nhân khẩu...

Sự kiện: điều hòa

(NBCL) Hệ thống sông Đa Độ nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng là nguồn cung cấp nước thô cho trên 30 nhà máy nước sạch thành thị, nông thôn trên địa bàn với lưu lượng lên đến hàng trăm nghìn m3/ngày đêm phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 600 nghìn nhân khẩu thuộc 5 đơn vị hành chính (quận, huyện), phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên 33.578ha, diện tích đất canh tác 31.000ha/năm và cung cấp nước sạch phục vụ các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Theo quy hoạch tổng thể, hệ thống thủy lợi Đa Độ sẽ trở thành một trong những hồ điều hòa nước ngọt trung tâm của Hải Phòng.

[caption id="attachment_100948" align="aligncenter" width="1024"]Sông Đa Độ Sông Đa Độ[/caption]

Để bảo vệ nguồn nước, ngay từ năm 2010 Công ty Đa Độ đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý công trình và bảo vệ nguồn nước - hệ thống thủy lợi Đa Độ”, với 2 giai đoạn: 2010 – 2015 và 2016 – 2020. Mặc dù Đề án ra từ rất sớm, nhưng nội dung đã phù hợp với Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND thành phố Hải Phòng (ra sau 3 năm) về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các hệ thống sông trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 1095/2014/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND.

Giai đoạn 1 (2010 – 2015), chủ đề thực hiện là “Tăng cường quản lý và bảo vệ nguồn nước”.

Để triển khai thực hiện tốt mục tiêu giai đoạn này (và cho cả những giai đoạn tiếp theo), việc quan trọng trước tiên là xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh. Với nhận thức đó, lãnh đạo Công ty đã chú trọng tuyển dụng cán bộ là các kỹ sư tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành thủy lợi, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ đang công tác bằng cách bố trí đi học cao học, mở lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho các công nhân trực tiếp quản lý công trình, bảo vệ nguồn nước, tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở làm chuyên môn… Đến nay, trong tổng số 475 CBCNV của Công ty đã có 7 thạc sỹ, 124 kỹ sư và 55 người có trình độ cao đẳng. tất cả 32 cán bộ đương nhiệm và quy hoạch (độ tuổi từ 40 đến 55) đều có trình độ đại học, có 19% là thạc sỹ.

Ngay sau khi có quyết định của UBND thành phố về việc giao CTTL trên địa bàn cho Công ty quản lý, đơn vị đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức lại sản xuất. Rà soát hiện trạng các CTTL; xây dựng bản đồ quản lý chi tiết cụ thể trong toàn hệ thống, từng địa bàn quận huyện; lập hồ sơ chi tiết từng công trình; mở lớp tập huấn cho công nhân về quy định, quy trình vận hành chi tiết đối với mỗi công trình. Xây dựng chiến lược bảo vệ nguồn nước, đẩy mạnh tuyên truyền trong mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân dưới mọi hình thức như: mở hội nghị, hội thảo chuyên đề tại các địa phương, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, lắp đặt biển quảng bá…

Có hai việc lớn phải làm khẩn cấp, song song để bảo vệ nguồn nước là kiểm soát nguồn xả thải và giải tỏa lấn chiếm hành lang bảo vệ hệ thống thủy lợi. Công ty đã thành lập đoàn kiểm tra và hai đội quản lý; đã tiến hành rà soát vi phạm lấn chiếm trên toàn bộ 48 km sông trục chính Đa Độ; phối hợp với chính quyền các địa phương xử lý các điểm vi phạm, giải tỏa cây cối, vật cản trong lòng sông không để phát sinh thêm các vi phạm lấn chiếm hay điểm xả thải vào hệ thống.

Ngoài ra, Công ty đã hoàn thiện xây dựng quy trình vận hành điều tiết nước (chuẩn) trong toàn hệ thống, quy trình vận hành chi tiết từng công trình và tổ chức vận hành nhằm đảm bảo tốt việc thau chua rửa mặn, giảm ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước. Cải tạo nâng cấp công trình và quy hoạch dự án chiến lược để khắc phục ô nhiễm hệ thống thủy nông tại địa bàn An Lão, Kiến Thụy, Dương Kinh và Đồ Sơn với tổng kinh phí 156 tỷ đồng. Lập quy hoạch các dự án theo chủ trương của thành phố như dự án nâng cấp bờ, đập điều tiết đập kênh trên bờ Đa Độ; các dự án cải tạo hệ thống công trình khắc phục tình trạng ô nhiễm bảo vệ nguồn nước sông Đa Độ, cải tạo nâng cấp hệ thống kênh các khu vực trên địa bàn năm quận, huyện; cải tạo nâng cấp hai trạm bơm Quang Hưng, Bát Trang (An Lão).

Kết quả chung trong giai đoạn này, Công ty đã giải tỏa trên 133 nghìn cây trồng vi phạm, giải tỏa khoảng 20ha đất đầm ao lấn chiếm trong lòng sông, 45ha đất bờ sông (thuộc dự án đắp bờ sông); giải tỏa 235m2 nhà cấp 4, sân chơi, chuồng trại lấn chiếm trong lòng sông. Đã cải tạo nâng cấp được 42/96 km bờ sông Đa Độ, nạo vét 30km tuyến kênh cấp 1, nâng cấp 15 cống đập điều tiết nội đồng, lắp đặt 2 biển quảng bá tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, hoàn thành cắm mốc chỉ giới hành lang sông Đa Độ với tổng kinh phí 60,7 tỷ đồng. Hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi Lai Sàng Họng (123 tỷ đồng); đang triển khai dự án cải tạo nâng cấp cụm thủy nông Thái Sơn - Tân Dân - An Thắng (132 tỷ đồng).

Ông Nguyễn Văn Chọn, Giám đốc Công ty Đa Độ vui vẻ cho chúng tôi biết: Mặc dù rất khó khăn nhưng với quyết tâm cao và trách nhiệm với cộng đồng, kết thúc giai đoạn đầu Đề án, chúng tôi đã ngăn chặn được tình trạng xuống cấp hệ thống công trình thủy lợi được giao, từng bước củng cố kiên cố hóa hệ thống, xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ mạnh đảm bảo tính kế thừa, ngăn chặn các vi phạm lấn chiếm hành lang, vi phàm xả thải, giải tỏa lấn chiếm lòng sông, thực hiện cắm mốc chỉ giới, hoàn thiện quy trình chuẩn vận hành hệ thống giảm thiểu ô nhiễm… Do vậy năng lực quản lý công trình, chất lượng nguồn nước đã được nâng lên rõ rệt. Nguồn nước trên sông Đa Độ đã trở thành nguồn nước chất lượng tốt nhất Hải Phòng, có thể lấy trực tiếp nước trên sông Đa Độ dùng trong sinh hoạt như cha ông ta đã dùng.

Nguyễn Quân

Tin khác

Nhiều nạn nhân mất tiền sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo

Nhiều nạn nhân mất tiền sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo

(CLO) Công an TP HCM và Công an tỉnh Hậu Giang đã cùng lên tiếng cảnh báo về vấn đề lừa đảo trên không gian mạng, liên quan đến việc dụ dỗ cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền kiểm soát điện thoại.

Đời sống
Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

(CLO) Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 với chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của Hợp tác xã ", trong đó nhấn mạnh: Năm 2024, năm đầu tiên, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì hợp tác xã năm 2024.

Đời sống
Cụ bà gần 80 tuổi đi tìm mua 'nơi yên nghỉ' cho mình dù đang rất khỏe mạnh

Cụ bà gần 80 tuổi đi tìm mua "nơi yên nghỉ" cho mình dù đang rất khỏe mạnh

(CLO) Với quan điểm, cuộc sống trên cõi trần chỉ là một nhiệm kỳ công tác, sau khi qua đời chuyển sang một nhiệm kỳ công tác mới ở một nơi mới, bà Lê Thị Bích Hường gần 80 tuổi đã tìm mua "nơi yên nghỉ" cho chính mình, mặc dù bản thân vẫn đang còn rất khỏe mạnh.

Đời sống
Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

(CLO) Trên địa bàn một số nơi tại Thanh Hoá xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Đời sống
Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động khai thác, chế biến đá của Công ty CP Xây dựng Đô Thị 5 để tập trung khắc phục xong hậu quả đã gây ra.

Đời sống